asd
Trang chủGiáo DụcChốn hay Trốn? Cách dùng Chốn và Trốn đúng chính tả

Chốn hay Trốn? Cách dùng Chốn và Trốn đúng chính tả

Chốn hay Trốn? Hai từ này đều được dùng trong tiếng Việt với ý nghĩa khác nhau và chúng có cách dùng đúng chính tả riêng. Bài viết này sẽ cho bạn biết cách dùng Chốn và Trốn cho đúng chính tả.

Chốn hay Trốn? Cách dùng Chốn và Trốn đúng chính tả

I. Ý nghĩa của từ Chốn và Trốn

– Chốn được biết đến như là một danh từ thường sẽ được dùng để chỉ nơi ở hay một địa điểm bất kì nào đó, ví dụ: Chốn cũ, chốn ăn chơi, chốn quê, chốn thành thị, chốn xưa cũ, nơi ăn chốn ở,…

– Trốn là một động từ dùng chỉ hành động tránh đi, bỏ đi nơi khác một cách bí mật để khỏi bị bắt, bị giữ lại. Ví dụ: bỏ trốn, đi trốn, trốn bỏ, trốn biệt, trốn chạy, trốn tránh, trốn học.

II. Cách phân biệt chính tả chốn hay trốn

Cách phân biệt chính tả chốn hay trốn

Để có thể dùng được 2 từ Chốn và Trốn thì đúng theo luật lệ chính tả bạn cần phân biệt được ch và tr.

1. Phân biệt dựa vào chính tả

Các trường hợp dùng ch là:

  • Các tiếng đứng ở phía sau phải có được vần âm đệm oă, oa, oe, uê. Ví dụ như : chí chóe, áp choàng, chuệch choạc, choáng váng, chập choạng,…
  • Ghép các tiếng tạo ra thành các danh dùng từ chỉ các loại đồ vật sinh hoạt. Ví dụ như: Chiếu, chăn, chảo, chổi, chén, chai,…
  • Dùng để chỉ các tên món ăn có thể kể đến như chả, cháo, chè,…
  • Ghép cùng với các tiếng để tạo thành các từ phủ định, ví dụ như: chả, chưa, chẳng,…
  • Dùng để chit các danh từ tên cây cối, các loại hoa quả có thể kể đến như chanh, chuối, chôm chôm,…
  • Danh từ chỉ quan hệ thân thiết trong gia đình như: chồng, chú, chị, chàng, cha,..
  • Tên của các động tác lao động, thao tác, cử động của cơ th người. Ví dụ: chắn, chặt, chẻ, chạy,…
  • Danh từ dùng để chỉ nơi, địa điểm, ví dụ: Chốn cũ, chốn ăn chơi, chốn quê, chốn thị thành, chốn cũ, chốn học, nơi ăn chốn ở,…

Các trường hợp dùng tr là:

  • Những từ Hán Việt có thanh huyền, thanh nặng ví dụ; trình bày, trị giá, tình trạng, trọng lực, môi trường,…

2. Phân biệt dựa vào phát âm

Phân biệt chốn hay trốn dựa nhờ vào việc phát âm

  • Trong tiếng Hán Việt, tr và ch có âm điệu khác nhau, thường thì những từ có thanh điệu dấu nặng và dấu huyền đi với tr, còn lại là đi với ch.
  • Đi với dấu nặng ta có tr, ví dụ: Trụ sở, vũ trụ, trịnh trọng,…
  • Đi với dấu huyền ta có tr, ví dụ: Từ trường, truyền thống, trùng hợp, trần thế,…
  • Mẹo láy âm: Ch láy âm với phụ âm đứng trước hoặc đứng sau. Còn tr không láy âm với bất kỳ âm nào. Ngoại trừ 4 từ là trót lọt, tróc lóc, trụi lủi, trẹt lét.
  • Ch đứng ở vị trí thứ nhất như chèo bẻo, chơi bời, chìm lỉm, cheo leo,…
  • Ch đứng vị trí thứ hai như lau chau, lã chã, lanh chanh, loắt choắt, loạng choạng,…Khi thấy chữ bắt đầu bằng ch mang dấu ngã dấu nặng, dấu huyền thì đó là chữ thuần Việt. Còn thấy chữ bắt đầu bằng chữ tr mang dấu ngã, dấu nặng, dấu huyền thì đó là chững Hán Việt.
  • Chữ Hán Việt có nguyên âm đứng trước phụ âm đầu thì viết là tr. Ví dụ, trá, trà, tra, trác,…
  • Chữ Hán Việt có chữ cái ư đứng sau phụ âm đầu thì viết là tr. Ví dụ trứ, trực, trừ, trương, trước,…
  • Chữ Hán Việt có nguyên âm o hoặc ở đứng sau phụ âm đầu thì viết là tr. Ví dụ trở, tróc,…

III. Cách dùng “trốn” và “chốn”

Cách sử dụng “trốn” và “chốn”

Để có thể dùng “trốn” và “chốn” chính xác nhất thì chúng ta cần phải lưu ý 2 điều sau đây:

  • Khi nói về một địa điểm hoặc vùng đất nào đó thì sẽ là từ “chốn”. Ví dụ: Chốn kinh đô hoa lệ, “hoa” cho người giàu, “lệ” cho kẻ nghèo.
  • Khi nói về một hành động tránh đi, vượt ra khỏi tầm nhìn của người khác để không bị phát hiện hoặc tránh khỏi nguy hiểm khi dùng từ “trốn”. Ví dụ: Con chuột đã trốn vào đường ống nhỏ để tránh được sự truy đuổi của con mèo.

Bài viết trên đây thì chúng tôi đã giải đáp cho bạn về Chốn hay Trốn? Cách dùng Chốn và Trốn đúng chính tả. Chúc bạn một ngày vui!

Chốn hay Trốn? Hai từ này đều được dùng trong tiếng Việt với ý nghĩa khác nhau và chúng có cách dùng đúng chính tả riêng. Bài viết này sẽ cho bạn biết cách dùng Chốn và Trốn cho đúng chính tả.

Sending
User Review
0 (0 votes)

RELATED ARTICLES