asd
Trang chủPháp LuậtCho vay tiền nhưng viết giấy nhờ mua xe, không mua xe...

Cho vay tiền nhưng viết giấy nhờ mua xe, không mua xe có vi phạm không?

Giao dịch cho vay tiền là một trong những giao dịch phổ biến, hiện nay nhiều chủ thể lợi dụng giao dịch cho vay tiền để làm các giao dịch khác dẫn đến nhiều hậu quả khó lường. Ví dụ như trường hợp cho vay tiền nhưng viết giấy nhờ mua xe, vậy người vay không mua xe có vi phạm không?

1. Cho vay tiền nhưng viết giấy nhờ mua xe, không mua xe có vi phạm không?

Để xác minh việc cho vay tiền nhưng viết giấy nhờ mua xe, không mua xe có vi phạm không cần chia làm hai trường hợp như sau:

  • Trường hợp 1: chứng minh được bản chất của việc cho vay tiền nhưng viết giấy nhờ mua xe thực chất là giao dịch cho vay tiền.

Trong trường hợp xác định được bản chất là giao dịch cho vay tiền thì giao dịch nhờ mua xe là giao dịch dân sự giả tạo nhằm che giấu giao dịch cho vay tiền, như vậy trong trường hợp này giao dịch cho vay tiền sẽ có hiệu lực và giao dịch mua xe sẽ bị tuyên vô hiệu theo quy định tại Điều 124 Bộ luật dân sự 2015. Nếu bên vay tiền không mua xe sẽ không vi phạm quy định của pháp luật. Hai bên sẽ tự thỏa thuận để giải quyết tranh chấp của mình, hoặc có thể khởi kiện ra tòa án để yêu cầu giải quyết.

  • Trường hợp 2: không chứng minh được bản chất của việc cho vay tiền là giao dịch cho vay tiền mà bên cho vay xác định được là giao dịch ủy quyền nhờ mua xe.

Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận của các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ làm công việc nhân danh bên ủy quyền. Nếu bên cho vay chứng minh được đây không phải là giao dịch cho vay tiền mà là giao dịch ủy quyền nhờ mua xe. Nếu bên vay không làm việc mua xe thì đã vi phạm nghĩa vụ của bên được ủy quyền căn cứ theo Điều 565 Bộ luật dân sự 2015, người vay tiền không mua xe đã vi phạm thỏa thuận của hai bên. Trong trường hợp này, người cho vay có quyền khởi kiện yêu cầu trả lại tiền, yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có.

Trong trường hợp người vay không chỉ có hành vi không mua xe, không trả lại tiền mà còn những thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản hay mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả như có hành vi trốn tránh, bỏ trốn khỏi nơi cư trú….hoặc dùng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. Trong trường hợp này, người vay tiền có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung 2017. Theo đó mức hình phạt cao nhất đối với hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là 20 năm tù.

Giao dịch cho vay tiền là một trong những giao dịch phổ biến, hiện nay nhiều chủ thể lợi dụng giao dịch cho vay tiền để làm các giao dịch khác dẫn đến nhiều hậu quả khó lường. Ví dụ như trường hợp cho vay tiền nhưng viết giấy nhờ mua xe, vậy người vay không mua xe có vi phạm không?

Sending
User Review
0 (0 votes)

RELATED ARTICLES