Khi muốn dùng từ ngữ để diễn đạt sự nghiêm túc, chỉnh tề, tươm tất, nhiều người thường băn khoăn không biết nên dùng từ chỉn chu hay chỉnh chu? Từ nào đúng chính tả, ngữ pháp? Nếu cũng có thắc mắc này thì sau đây là câu trả lời chi tiết cho bạn.
Gần đây, nhiều trang mạng ngôn ngữ đã xảy ra các cuộc tranh luận sôi nổi về 2 từ “chỉn chu” và “chỉnh chu”. Một số ý kiến cho rằng, đây là 2 từ đồng nghĩa, có cách dùng tương tự nhau, một số ý kiến khác lại bác bỏ quan điểm này.
Vậy chỉn chu hay chỉnh chu, từ nào đúng, từ nào sai? Đâu là cách dùng từ đúng chính tả, quy phạm tiếng Việt? Dưới đây là câu trả lời chi tiết cho bạn.
Chỉnh chu hay chỉn chu? Từ nào đúng chính tả?
1. Chỉn chu hay chỉnh chu, đâu là từ đúng?
2. Ví dụ về cách dùng từ chỉn chu trong tiếng Việt.
3. Tại sao nhiều người hay nhầm chỉn chi thành chỉnh chu?
1. Chỉn chu hay chỉnh chu, đâu là từ đúng?
Để có thể hiểu khái niệm và biết cách dùng 2 từ chỉnh chu và chỉn chu, chúng ta cần phải đi tra cứu, phân tích ý nghĩa của từng từ. Cụ thể như sau:
* Chỉn chu là gì?
Căn cứ theo từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên thì chỉn chu là tính từ thể hiện sự chu đáo, cẩn thận, không chê trách gì được. Đây cũng là từ biểu đạt ý nghĩa của từ Presentable trong tiếng Anh.
Từ đồng nghĩa với từ chỉn chu thường là chu toàn, kỹ lưỡng, vẹn toàn, bảnh bao, ổn,…
* Ý nghĩa của từ chỉn chu
Chỉn chu là từ ghép được tạo từ 2 từ “chỉn” và từ “chu”. Theo đó, “chỉn” là từ Việt cổ, có ý nghĩa là “chỉ, vốn, quả thực”. Còn “chu” là từ Việt gốc hán, có nghĩa là đầy đủ, vẹn toàn. Khi ghép với nhau, từ chỉn chu có ý nghĩa là đạt, làm cho yên tâm, rất ổn và đạt
* Chỉnh chu là gì?
Tra cứu trên hệ thống từ điển Việt Nam ta không tìm được khái niệm, ý nghĩa của từ “chỉnh chu”. Đây có thể là từ được hiểu, viết nhầm do thói quen, cách đọc, viết của các vùng miền Bắc, Trung, Nam ở nước ta.
Như vậy, trong 2 từ chỉnh chu và chỉn chu thì “chỉn chu” là từ đúng, “chỉnh chu” là từ sai và không có ý nghĩa trong các văn bản, tài liệu, báo chí,…
2. Ví dụ về cách dùng từ chỉn chu trong tiếng Việt
– Đó là một người ăn mặc chỉn chu (Chỉ một người ăn mặc đẹp, lịch sự, tươm tất, sạch sẽ)
– Cô ấy là người chỉn chu (Có ý khen cô gái ăn mặc, hành xử, suy nghĩ chu đáo, cẩn thận, biết trước biết sau)
– Anh ấy là người chỉn chu trong việc tính toán (câu này có ý nghĩa khen một người đó đó tính toán tỉ mỉ, cẩn thận, kỹ lưỡng).
Chỉnh chu hay chỉn chu? Tìm hiểu cách dùng từ chỉn chu đúng chính tả
3. Tại sao nhiều người hay nhầm chỉn chi thành chỉnh chu
Việc nhầm lẫn, băn khoăn khi dùng chỉn chu hay chỉnh chu có thể được lý giải bằng một số nguyên nhân sau đây.
– Xét về cách phát âm: Ở một số vùng miền, 2 từ này có cách phát âm tương tự như nhau. Đặc biệt, theo quan niệm của một số người, phát âm từ chỉnh nghe đúng và thuận tai hơn so với từ chỉn.
– Xét về mặt ý nghĩa: Từ chỉnh khiến người ta liên tưởng đến từ chỉnh tề, nghiêm chỉnh, kín kẽ,…, rất phù hợp để ghép cặp với từ chu, mang ý nghĩa chu toàn, chu đáo,… Hiểu theo nghĩa này, người ta cũng cho rằng dùng từ chỉnh chu sẽ đúng, phù hợp hơn so với từ “chỉn”.
Thông qua những phân tích ở trên, chắc hẳn bạn đọc đã có thể hiểu, biết cách dùng từ chỉn chu hay chỉnh chu rồi đúng không? Một lần nữa, Trường Hải Tiến Giang xin nhắc lại cho bạn, chỉn chu là từ viết đúng chính tả, ngữ pháp và “chỉnh chu” là từ sai. Các bạn cần note, ghi nhớ để dùng một cách đúng đắn, nhất quán trong các văn bản, tài liệu của mình.
Tiếp theo, để có vốn từ vựng phong phú, đa dạng, bạn có thể tiếp tục tìm hiểu bài viết chia sẻ khái niệm, cách phân biệt đúng sai của 2 từ chật trội hay trật trội mà chúng tôi chia sẻ trước đây.
Gần đây, nhiều trang mạng ngôn ngữ đã xảy ra các cuộc tranh luận sôi nổi về 2 từ “chỉn chu” và “chỉnh chu”. Một số ý kiến cho rằng, đây là 2 từ đồng nghĩa, có cách dùng tương tự nhau, một số ý kiến khác lại bác bỏ quan điểm này.