asd
Trang chủPháp LuậtChia thừa kế theo pháp luật thế nào cho đúng

Chia thừa kế theo pháp luật thế nào cho đúng

Luật sư cho tôi hỏi: bố tôi có 2 đời vợ, đời vợ thứ nhất đã mất và có với bố tôi 3 đứa con, đời vợ thứ 2 là mẹ tôi đang còn sống và có với bố tôi 4 đứa con. Hiện nay bố tôi đã mất được 5 năm, mọi giấy tờ đất đều đứng tên bố tôi, trước khi mất không để lại di chúc.

Vậy cho tôi hỏi bây giờ các giấy tờ đất đó đều được chuyển sang mẹ tôi đứng tên phải không? mẹ tôi có quyền gì trong việc phân chia tài sản đất đó, tài sản đất đó sẽ được chia như thế nào khi có tranh chấp xảy ra. Nếu mẹ tôi muốn cho tôi một mảnh đất thì có được không.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tư vấn tới Cty Luật Minh Gia, với thắc mắc của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp, bố bạn mất không để lại di chúc do đó phần di sản của bố bạn sẽ được phân chia theo quy định của pháp luật cho những người thừa kế thứ nhất theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015. ĐIều 651 quy định như sau:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Theo thông tin bạn cung cấp thì giấy tờ về tài sản đều đứng tên bố bạn, tuy nhiên điều đó chưa thể kết luận đó là tài sản riêng của bố bạn mà có thể là tài sản chung của cả bố mẹ bạn. Vì vậy, chúng tôi chia ra làm 2 trường hợp như sau:

– Trường hợp khối tài sản này là tài sản riêng của bố bạn 

Nếu đây là tài sản bố bạn có trước khi kết hôn, được tặng cho riêng, thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân hoặc dó bố bạn dùng tài sản có trước khi kết hôn với mẹ bạn để mua thì đây được xác định là tài sản riêng của bố bạn, khi bố bạn mất không để lại di chúc thì phần tài sản này sẽ được phân chia theo quy định tại Điều 651 đã nêu trên.

Trường hợp này, các giấy tờ đất đứng tên bố bạn không được sang tên cho mẹ bạn mà phần di sản của ông sau khi thanh toán các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế sẽ được chia đều làm 8 phần cho 3 người con của người vợ thứ nhất, mẹ của bạn và 4 người con của mẹ bạn hiện nay.

– Trường hợp tài sản là tài sản chung của hai vợ chồng:

Theo Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: 

“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền dùng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng…”

Vậy, trong trường hợp số đất đứng tên bố bạn nêu trên là tài sản chung của bố mẹ bạn thì 1/2 số tài sản đó là của mẹ bạn. Theo đó khi bố bạn mất, khối tài sản chung này sẽ được chia đôi. Một nửa là tài sản của mẹ bạn và một nửa còn lại là di sản thừa kế do bố bạn để lại sẽ chia thừa kế theo pháp luật tương tự như trường hợp trên.

Đối với phần đất của mẹ bạn trong khối tài sản chung và phần được nhận thừa kế từ bố bạn thì bà hoàn toàn có quyền quyết định đối với mảnh đất đó như quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền dùng đất theo quy định của pháp luật đất đai. Việc định đoạt toàn bộ thửa đất của bố bạn chỉ được làm khi có sự thỏa thuận của tất cả các đồng thừa kế.

Luật sư cho tôi hỏi: bố tôi có 2 đời vợ, đời vợ thứ nhất đã mất và có với bố tôi 3 đứa con, đời vợ thứ 2 là mẹ tôi đang còn sống và có với bố tôi 4 đứa con. Hiện nay bố tôi đã mất được 5 năm, mọi giấy tờ đất đều đứng tên bố tôi, trước khi mất không để lại di chúc.

Sending
User Review
0 (0 votes)

RELATED ARTICLES