Cây Vạn niên thanh là cây gì? Tác dụng của cây đối với phong thủy ra sao? Làm thế nào để trồng và chăm sóc cây luôn xanh tốt? Tất tần tật các câu hỏi xoay quanh chủ đề cây Vạn Niên thanh sẽ được giải đáp thông qua bài viết Cây Vạn Niên Thanh – Ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc sau đây.
I. Đặc điểm cây Vạn niên thanh
Vạn Niên Thanh, một loại cây thân thảo thuộc họ Ráy có tên khoa học là Dieffenbachia Amoena. Cây được tìm thấy lần đầu tiên tại Brazil và Colombia. Sau này mới phổ biến ở các nơi khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Với những lợi ích mà nó mang lại, cây chủ yếu được dùng làm cảnh.
Cây có rễ chùm, ngắn, mập, lá xanh quanh năm với màu trắng ở giữa phiến lá lan dần từ gân. Khi bẹ lá rụng sẽ để lại một vòng xung quanh thân cây. Cây sống khá lâu năm, dễ trồng và chăm sóc nên thường được chọn làm cây cảnh trang trí nhà cửa. Hoa có màu trắng, mọc đơn nhưng rất hiếm xuất hiện, chỉ mọc trong điều kiện khí hậu mát mẻ. Cây trồng văn phòng thường có chiều cao từ 40-100 cm, cây để bàn có chiều cao khiêm tốn hơn, vào khoảng 15-35 cm.
Nhiều người thường lầm tưởng cây Vạn niên thanh với cây Trầu Bà (Vạn niên thanh leo) hay Vạn thiên thanh là một. Cần lưu ý, nghe có vẻ hơi giống nhau, nhưng về hình dáng, đặc điểm, đây là các loài cây hoàn toàn khác nhau. Để tránh nhầm lẫn, cần lưu ý đến thân của hai loại cây này. Thân cây Trầu Bà là một dạng thân leo mềm, không cứng cáp như cây Vạn niên thanh dạng thân.
II. Tác dụng của cây Vạn Niên Thanh
1. Trồng để trang trí, làm cảnh
Cây Vạn Niên Thanh rất thích hợp để bàn, trang trí ban công, hành lang… tạo nên một không gian xanh, đem cả thiên nhiên từ bên ngoài vào căn nhà, văn phòng của bạn.
2. Lọc không khí, khử độc tố trong môi trường
Cây có khả năng làm sạch không khí, loại bỏ các chất độc hại có trong không khí kể cả ở những nơi bị ô nhiễm, góp phần đem đến một không gian trong lành, thoáng mát. Đặc biệt, cây còn có khả năng khử bớt các bức xạ từ gây ra bởi các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính. Nhờ đó cây được ví như liều thuốc tinh thần, tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái, tăng năng suất công việc.
3. Kiểm soát lây lan các tế bào ung thư
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, những cây thực vật thuộc chi Dieffenbachia có tác dụng kiểm soát sự lây lan và phát triển của các tế bào ung thư. Cây Vạn Niên Thanh chính là một loài thuộc chi Dieffenbachia.
Ngoài ra, cây Vạn Niên Thanh còn được dùng như một thành phần trong các bài thuốc thanh nhiệt, lợi tiểu, cầm máu và chữa bệnh bạch cầu cực tốt.
III. Ý nghĩa phong thủy của cây Vạn Niên Thanh
Vạn Niên Thanh là còn có ý nghĩa to lớn về mặt phong thủy. Cây mang ý nghĩa về sự may mắn, thịnh vượng, phát lộc, phát tài cho gia chủ. Do đó, cây thường được dùng làm quà mừng năm mới, đám cưới hoặc tân gia, …
Đặt trong phòng làm việc một cây Vạn Niên Thanh vừa có tác dụng thanh lọc không khí vừa hóa giải các luồng sát khí, bật, thúc đẩy sao Tứ lục chủ về thi cử, mang đến may mắn, thịnh vượng và cát tường.
IV. Cây Vạn Niên Thanh hợp tuổi nào, mệnh nào?
Trước khi lựa chọn một cây phong thủy để đặt trong nhà, rất nhiều người quan tâm đến việc nó có hợp tuổi, hợp mệnh của mình hay không? Vậy cây Vạn Niên Thanh hợp với tuổi gì nhất? Xin thưa là tuổi Thìn.
Người tuổi Thìn khi sở hữu cây Vạn Niên Thanh được ví như rồng gặp mây, tức là vô cùng thuận lợi và may mắn. Nói như vậy sở dĩ là do cây Vạn Niên Thanh có thể hóa giải những sát khí từ đó mang đến may mắn, sung túc và cát tường. Với sức sống mãnh liệt, Vạn Niên Thanh còn tượng trưng cho ý chí không ngừng vươn lên của người tuổi Thìn.
Xét về phong thủy, cây Vạn Niên Thanh tương sinh với hầu hết các mệnh trong ngũ hành, giúp cho các mệnh thu hút vượng khí, có sức khỏe dồi dào, tài lộc và may mắn. Cây có màu xanh và trắng đặc trưng cực hợp với những người mệnh Kim và mệnh Thủy. Người hai mệnh này trồng chúng sẽ gặp nhiều điềm lành, tránh điềm dữ và con đường công danh sự nghiệp cũng ngày càng đi lên.
V. Cây Vạn niên thanh có độc không?
Vạn Niên Thanh có độc, nhưng không thể gây chết người. Cũng giống như một số loại cây cảnh phong thủy khác, trong nhựa cây Vạn niên thanh có chứa một số độc tố gây hại với con người nếu vô tình ăn và nuốt phải. Chẳng may nhai sẽ dẫn đến một số triệu chứng như nóng rát họng, tê môi, buồn nôn, tiêu chảy. Nếu nhà có trẻ con và vật nuôi, cần chú ý nơi đặt cây tránh xa tầm tay của trẻ.
Nhựa cây Vạn Niên Thanh khi dính vào da sẽ gây ngứa, nặng hơn gây đau rát. Bạn có thể rửa sạch nhựa cây bằng cách dùng nước ấm, nước muối loãng hoặc dùng máy sấy hơ vùng da bị dính phải.
VI. Cách trồng cây Vạn Niên Thanh
1. Cách trồng cây Vạn niên thanh trong đất
Trước khi trồng bạn cần chuẩn bị chậu và đất. Chậu nên chọn loại chậu có kích thước phù hợp với chiều cao của cây. Đất để trồng cây phải là loại đất tơi xốp được trộn lẫn với trấu, xơ dừa, phân ủ để tăng hàm lượng chất dinh dưỡng.
Tiến hành cho một lớp đất lót phía dưới đáy chậu dày khoảng 7-10 cm. Sau đó, xé bầu cây đã chuẩn bị và đặt cây con vào phần giữa chậu, giữ cố định. Cho đất vào chậu sao cho đất cao hơn nhiều cao của bầu cây ít nhất từ 2-3 cm, thấp hơn miệng chậu từ 3-5 cm. Tưới nước ngay sau khi trồng.
Lưu ý:
- Với những cây bị cắt bớt rễ hoặc có nhiều nhựa, cần đợi vết cắt khô rồi mới tiến hành tưới nước để vi khuẩn không có cơ hội tấn công.
- Nên đặt chậu cây ở vị trí bằng phẳng có khả năng thoát nước tốt. Không đặt ở các khu vực gồ ghề, ẩm thấp, làm đổ hoặc nghiêng cây.
2. Cách trồng cây Vạn Niên Thanh trong nước
Trồng cây Vạn Niên Thanh trong nước dễ hơn trong đất và bạn nên loại bình phù hợp với kích thước của cây. Tiến hành đổ nước có chứa vài giọt dung dịch thủy sinh để bổ sung chất dinh dưỡng sao cho lượng nước đổ chiếm khoảng 2/3 bình. Sau khi chọn được một nhánh cây khỏe mạnh, chỉ cần rửa sạch rễ cây và đặt vào bình là được.
Đặt bình ở nơi có ánh sáng, tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời, cây có tốc độ sinh trưởng khá nhanh bạn cần để ý mực nước. Nếu mực nước giảm sút dưới phần rễ cây, hãy bổ sung thêm nước có chứa dung dịch dinh dưỡng. Mỗi lần thay nước nên vệ sinh dễ cây, tránh tạo điều kiện vi khuẩn có trong dễ thâm nhập cây.
3. Cách nhân giống
Cây Vạn niên thanh thường được nhân giống bằng phương pháp ươm mầm. Tiến hành cắt khúc cây Vạn niên thanh già, không bị sâu bệnh thành các khúc có độ dài từ 12 – 15 cm và cắm chúng vào nền cát ẩm với nhiệt độ môi trường khoảng 25 độ C. Sau 4 tuần cây sẽ mọc rễ và đâm chồi.
VII. Cách chăm sóc cây Vạn Niên Thanh
Để cây sinh trưởng và phát triển tốt cần rất nhiều yếu tố, từ điều kiện ánh sáng, chất dinh dưỡng cho đến cách phòng chống sâu bệnh. Sau đây là một số lưu ý dành cho bạn.
Tưới nước: Cây có khả năng tích nước ở thân và lá nên vấn đề về nước không quá quan trọng, đặc biệt với cây trồng trong nhà và văn phòng. Bạn có thể tưới nước 2 lần/ tuần, mỗi lần đủ ẩm ½ đất. Vào mùa xuân và mùa hè, cây sẽ cần tưới nhiều nước hơn, bạn cần quan sát nhu cầu của cây để tưới cho phù hợp. Nếu đất quá khô hoặc quá ẩm sẽ xuất hiện đốm trên lá, hãy phun nước đều lên mặt lá.
Ánh sáng: Cây Vạn Niên thanh là cây ưa sáng nhưng không chịu được ánh nắng trực tiếp trong thời gian dài. Cây sinh trưởng tốt trong điều kiện ánh sáng buổi sớm hoặc chiều tối do đó, nếu trồng cây trong nhà, mỗi tuần nên đưa cây ra phơi nắng 1 – 3 lần. Việc đưa cây ra ngoài nắng vừa tăng khả năng quang hợp của lá cây vừa hạn chế sâu bệnh tấn công.
Bón phân: Trong thời kỳ sinh trưởng, cần bón phân đậm, đều để kích thích cây sinh trưởng và phát triển. Khi cây trưởng thành, cần hạn chế bón phân để giữ kích thước của cây. Nếu dùng làm cây để bàn, bạn nên kiểm soát hàm lượng chất dinh dưỡng trong cây để cây giữa được dáng vẻ ban đầu.
Phòng ngừa sâu bệnh: Cây Vạn Niên Thanh có thể bị sâu bọ tấn công ở mặt dưới lá, khi tưới nước cần chú ý quan sát. Nếu thấy xuất hiện những đốm trắng hay các loại sâu bọ khác, hãy dùng khăn ẩm và nhẹ nhàng lau sạch lá. Nếu nhiều, nên tiến hành cắt tỉa lá hỏng rồi phun thuốc trừ sâu. Nếu cây bị đốm lá, hãy kiểm tra lại lượng nước tưới. Lá cây um tùm cũng ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của cây, hãy tỉa bớt lá phần gốc để tạo sự thông thoáng, kích thích cây ra lá mới.
VIII. Một số hình ảnh về cây Vạn Niên Thanh
Nếu bạn vẫn còn gặp khó khăn trong việc nhận dạng và phân biệt cây Vạn niên thanh với cây Vạn niên thanh leo (Trầu Bà) hay Vạn thiên thanh – một loại cây khá giống tên nhưng hoàn toàn khác nhau, hãy quan sát ngay bộ ảnh sau đây. Hy vọng với bộ ảnh này, bạn cũng sẽ chọn cho mình một chậu Vạn niên thanh để sửa đổi không gian cho gia đình.
Ảnh cây Vạn niên thanh đẹp
Ảnh cây Vạn niên thanh để bàn
Ảnh cây Vạn niên thanh vàng để bàn
Ảnh chậu cây Vạn niên thanh
Cách trồng cây vạn niên thanh thủy sinh
Cách trồng và nhân giống cây Vạn niên thanh
Cây Vạn niên thanh có độc không
Cây vạn niên thanh chậu đất nung
Cây Vạn niên thanh dùng trong trang trí
Cây Vạn niên thanh để bàn
Cây Vạn niên thanh hợp nhất với người tuổi gì
Cây Vạn niên thanh hợp tuổi gì
Cây Vạn niên thanh kèm tiểu cảnh
Cây Vạn niên thanh mini
Cây Vạn niên thanh tốt cho phong thủy
Cây vạn niên thanh trang trí nội thất
Cây Vạn niên thanh trong phong thủy
Cây Vạn niên thanh trồng đất
Cây Vạn niên thanh trồng trong bầu
Cây Vạn niên thanh trưởng thành
Chậu cây Vạn niên thanh đẹp
Đặc điểm cây Vạn niên thanh
Hình ảnh cây Vạn niên thanh để bàn
Hình ảnh cây Vạn niên thanh mini
Kích thước cây Vạn niên thanh mọc ngoài tự nhiên
Mẫu cây Vạn niên thanh để bàn
Phân biệt cây Vạn liên thanh với cây Trầu Bà
Vạn niên thanh để sàn đẹp
Vị trí đặt cây Vạn niên thanh tốt cho phong thủy
Ý nghĩa phong thủy của cây Vạn Niên Thanh
Trên đây là bài viết Cây Vạn Niên Thanh – Ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc. Nếu bạn đang muốn tìm chậu cây cảnh vừa giúp trang trí nhà, vừa tốt cho phong thủy lại dễ chăm sóc thì đừng bỏ qua em này nhé.
Cây Vạn niên thanh là cây gì? Tác dụng của cây đối với phong thủy ra sao? Làm thế nào để trồng và chăm sóc cây luôn xanh tốt? Tất tần tật các câu hỏi xoay quanh chủ đề cây Vạn Niên thanh sẽ được giải đáp thông qua bài viết Cây Vạn Niên Thanh – Ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc sau đây.