asd
Trang chủKiến thức chungCây Trầu Bà - Ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm...

Cây Trầu Bà – Ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc

Cây Trầu Bà là loại cây cảnh khá là phổ biến trong đời sống hàng ngày. Bạn có thể bắt gặp những chậu cây Trầu Bà ở cổng, hành lang, phòng khách của gia đình hay trên bàn làm việc, góc văn phòng. Nếu bạn vẫn còn đang thắc mắc về ý nghĩa của cây đối với phong thủy, lợi ích của chúng đối với đời sống, …. Tất cả những gì bạn đang tìm kiếm sẽ được giải đáp qua bài viết Cây Trầu Bà – Ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc dưới đây.

Cây Trầu Bà – Ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc

I. Đặc điểm cây Trầu Bà

Trầu Bà là một loại thực vật có hoa được dùng làm cây cảnh trong gia đình, văn phòng. Cây có tên gọi khác như Trầu Ba Vàng, Vạn niên thanh leo, sắn dây Hoàng Kim, Hoàng Tam Điệp hay Thạch Cam Tử. Cây có nguồn gốc từ đảo Solomon, nguyên sinh ở Indonexia hiện được trồng làm cảnh phổ biến tại Việt Nam. Cây có tên khoa học là Epipremnum aureum, thuộc họ Ráy (Araceae).

Cây Trầu Bà là cây thân thảo, dạng leo, lá và thân có màu xanh. Lá cây mọc đơn lẻ có hình dáng giống hình trái tim, thuôn dài dần lên trên, dày mọng nước. Hoa Trầu Bà thường mọc thành cụm, có dạng hình mo, cuống ngắn, khá giống lá nên thường bị nhần lẫn. Do là cây thân thảo, nên cây sinh trưởng đến đâu sẽ mọc rễ đến đó. Những chiếc rễ ngang thân sẽ giúp cây có khả năng bám chắc trên mặt đất, trên trụ cây, … và hút các chất dinh dưỡng trên con đường nó đi qua.

Cây Trầu Bà rất dễ sinh trưởng, sống tốt trong môi trường khí hậu nhiệt đới

Cây Trầu Bà rất dễ sinh trưởng, sống tốt trong môi trường khí hậu nhiệt đới, ưa nước và bóng râm, không chịu được nắng gắt. Cây hút khá nhiều nước nên có thể trồng thủy sinh.

Để tăng tính thẩm mĩ, người ta lai tạo trầu bà nguyên sinh với nhiều loại giống khác nhau cho ra vô số loại cây trầu bà có hình dạng và màu sắc khác nhau, phổ biến nhất là trầu bà xanh và trầu bà vàng. Ngoài ra còn có trầu bà cẩm thạch, trầu bà cẩm thạch vàng, trầu bà đế vương, trầu bà lá xẻ, …

II. Tác dụng của cây Trầu Bà

Ngoài tác dụng trang trí nội thất trong gia đình và văn phòng một cách hiệu quả, Trầu bà còn có tác dụng rất lớn trong việc trị bệnh thận. Theo Từ điển cây thuốc Việt Nam, Trầu Bà là một thành phần có thể điều chế ra các loại thuốc có tác dụng bổ thận, tráng dương. Được đánh giá là một loại thuốc khá an toàn và hiệu quả.

Trầu Bà có khả năng thanh lọc không khí cũng nhiều loại khí độc khá là hiệu quả. Cây có khả năng hấp thụ sóng điện tử gây hại trực tiếp đến sức khỏe con người từ các thiết bị điện tử như máy tính, sóng wifi, tia bức xạ từ lò vi sóng, bếp từ, … Cây có khả năng hấp thụ nhiều loại độc tố trong không khí như formal dehyf, trichloroethene, toluene, xylene và benzen, giúp không khí trong sạch hơn.

Cây được các nhà khoa học NASA đề cử là loại cây nên đặt trong phòng để loại bỏ độc hại trong không khí. Khuyến nghị 10m2 nên từ 1 đến 2 cây Trầu Bà để làm trong lành không khí, giúp chúng ta thoải mái, thư giãn hơn.

III. Ý nghĩa phong thủy của cây Trầu Bà

Ý nghĩa phong thủy của cây Trầu Bà

Với đặc tính sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ, khả năng leo bám tốt, thể hiện ý chí vươn lên mãnh liệt, sẵn sàng vượt qua mọi nghịch cảnh để có một tương lai tốt đẹp.

Nếu đặt một chậu cây Trầu Bà trong nhà sẽ mang tới tài lộc, may mắn thịnh vượng cho gia chủ. Đem lại tiền tài, bình yên, giúp gia chủ tránh được các thị phi trong cuộc sống. Khi trồng cây trong văn phòng sẽ giúp sự nghiệp thăng tiến, ít trắc trở vì thế cây Trầu Bà thường được dùng làm quà tặng trong các dịp tân gia, khai trương…

IV. Cây Trầu Bà hợp với mệnh gì, tuổi nào?

Cây Trầu Bà hợp với hầu hết các tuổi nhưng hợp nhất với người tuổi Ngọ và tuổi Thân. Hai tuổi này gặp nhiều long đong lận đận trong cuộc sống khiến tiền bạc không rủng rỉnh, chăm chỉ làm nhưng lại thu được ít. Nhờ khả năng giúp trấn át các khuyết điểm, giúp thành công trong sự nghiệp và tiền tài. Xét theo thuyết phong thủy “hình nào khí ấy”, nếu cây phát triển tươi tốt sẽ mang lại vương khí cho gia chủ. Ngược lại nếu cây kém phát triển, khô héo, tài khí cũng suy giảm theo.

Cây Trầu Bà hợp với tất cả các mệnh, hợp nhất với người mệnh Mộc. Khi trồng cây trầu bà trong nhà, sẽ đem lại may mắn về sự nghiệp, tài vận hơn các mệnh khác. Mộc hút dinh dưỡng từ Thổ nên người mệnh Thổ khi trồng Trầu bà xanh nên chọn chậu cây màu cam, đỏ, tím để bổ trợ tương sinh. Với người mệnh Kim nên chọn chậu cây màu đen, xanh, nây đất, nước biển khi trồng loại cây này.

V. Cách trồng cây Trầu Bà

Cây Trầu Bà có thể được trồng trong đất hoặc trồng thủy sinh. Dưới đây là cách trồng Trầu Bà đơn giản nhất dành cho bạn.

Cách trồng Trầu Bà trong đất

Cách trồng Trầu Bà trong đất

Giâm cành là phương pháp phổ biến nhất và dễ dàng nhất khi bạn có ý định nhân giống cây Trầu Bà. Tiến hành cắt đoạn ngắn khoảng 5 – 10 cm chứa phần đốt rễ, sau đó để khô phần gốc cắt. Khi phần gốc cắt đã khô, giâm cành Trầu Bà vào bầu đất ấm đã chuẩn bị sẵn. Tưới nước dạng phun sương với tần suất 2-3 ngày/ lần. Lưu ý: Khi giâm cành, nên giâm vào mùa hè hoặc mùa xuân. Nên chọn đoạn thân trưởng thành, tránh dùng đoạn cây non khiến thân không đủ chất dinh dưỡng để nuôi cây đến khi mọc rễ.

Cách trồng Trầu Bà thủy sinh

Cây Trầu Bà ưa nước, do đó, phù hợp để trồng thủy sinh. Bạn sẽ phải cắt một đoạn cây dài khoảng 10 – 20 cm có rễ và có lá. Rửa sạch rễ cây Trầu Bà sau đó cho vào bình thủy sinh, có pha sẵn nước dinh dưỡng. Nên nhúng ngập phần rễ vào nước sau đó để nơi thoát mát, nhiệt độ từ 20-25 độ C, ánh sáng bóng râm, cây sẽ phát triển rễ và nhanh ra nhánh mới.

VI. Cách chăm sóc cây Trầu Bà

Để cây Trầu Bà luôn khỏe mạnh, phát triển tốt, đem lại may mắn, tài lộc cần lưu ý những điểm sau:

Ánh sáng: Cây trầu bà không cần quá nhiều ánh sáng, tuy nhiên, để cây phát triển tốt bạn nên đặt cây ở nơi có cường độ ánh sáng vừa phải, không nên để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào cây. Ánh sáng quá mạnh sẽ làm cho Trầy Bà bị vàng và héo úa dẫn đến chết. Nếu trồng cây ngoài trời nên có mái che cho cây. Nhiệt độ phát triển tốt nhất của cây là 15 đến 30 độ và cây không sống được dưới 8 độ.

Đất trồng: Đất trồng cây Trầu Bà phải là loại đất tơi xốp, có khả năng thoát nước tốt, tránh tình trạng cây bị ngập úng. Để tăng độ tơi xốp cho đất, nên trộn thêm mùn trấu ủ mục hoặc xỉ than nghiền vụn.

Dinh dưỡng: Cây có thể sống tốt mà không cần quá nhiều dinh dưỡng, nếu đất có dấu hiệu chai sạn, thiếu dinh dưỡng, bạn có thể bón thêm phân mỗi 6 tháng 1 lần. Nên bón với hàm lượng vừa phải, bón nhiều dễ gây phản tác dụng. Với chậu thủy sinh, bạn nên thay nước đều đặn 2 tuần 1 lần, thậm chí không cần dung dịch dinh dưỡng.

Tưới nước: Do cây hút nước, bạn nên duy trì độ ẩm thường xuyên cho đất. Tốt nhất nên tưới ngày 1 lần vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát. Khi tưới cần kiểm tra độ ẩm của đất bằng tay, nếu đất đã ẩm không cần tưới dưới gốc, thay vào đó nên xịt nước vào phần trụ cây, nơi có phần rễ bám vào, tránh tình trạng gốc cây không hút kịp nước, phần ngọn không có nước để nuôi cây.

Sâu bệnh: Trầu Bà thường mắc các bệnh như thối rễ, rụng lá, lá chuyển vàng. Những bệnh này thường do lượng nước tưới chưa phù hợp hay nhận ánh sáng trực tiếp từ mặt trời trong thời gian dài. Khi tưới cây cần quan sát lá cây, nếu thấy xuất hiện những đốm trắng là do cây đã và đang bị ve, rệp tấn công. Hãy nhanh chóng lấy khăn lau loại bỏ chúng ra khỏi lá. Trong trường hợp sâu bệnh tấn công nhiều khiến bạn không thể kiểm soát được, hãy dùng đến các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu.

VII. Cây Trầu Bà có độc không?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại cây cảnh đẹp, có nhiều công dụng cả trong phong thủy và trong đời sống nhưng lại có chứa các chất độc hại nếu không may ăn phải. Vậy cây Trầu Bà có độc không? Xin thưa, cây Trầu Bà có độc. Trong cây có chất Calcium oxalate, một loại chất gây bỏng rát, buồn nôn và tiêu chảy. Do đó, nếu trong gai đình có trẻ nhỏ, tuyệt đối không nên để chúng tiếp xúc trực tiếp với cây, trong quá trình nô đùa, vô tình ăn phải lá cây sẽ gây ra những tổn thương không đáng có.

Trong cây có chất Calcium oxalate, một loại chất gây bỏng rát, buồn nôn và tiêu chảy

VIII. Một số hình ảnh về cây Trầu Bà

Cây Trầu Bà được dùng khá nhiều trong trang trí nhà cửa, nội thất văn phòng. Đây cũng là loại cây có nhiều kiểu dáng và kích thước khác nhau. Vậy, bạn biết bao nhiêu loại cây số chúng? Hãy chiêm ngưỡng ngay một số hình ảnh về cây Trầu Bà sau đây và thử đoán tên chúng nhé.

Ảnh cây Trầu Bà để bàn

Ảnh cây Trầu Bà để bàn

Ảnh cây Trầu Bà đế vương đỏ

Ảnh cây Trầu Bà đế vương đỏ

Ảnh Cây Trầu bà đế vương xanh

Ảnh Cây Trầu bà đế vương xanh

Ảnh cây Trầu Bà đẹp, độc đáo

Ảnh cây Trầu Bà đẹp, độc đáo

Ảnh cây Trầu Bà đốm vàng

Ảnh cây Trầu Bà đốm vàng

Ảnh cây Trầu Bà lá rách

Ảnh cây Trầu Bà lá rách

Ảnh cây Trầu Bà lá xẻ đẹp

Ảnh cây Trầu Bà lá xẻ đẹp

Ảnh cây Trầu Bà thủy sinh

Ảnh cây Trầu Bà thủy sinh

Ảnh cây Trầu Bà vàng

Ảnh cây Trầu Bà vàng

Ảnh cây Trầu Bà

Ảnh cây Trầu Bà

Ảnh chậu cây Trầu Bà xanh lớn

Ảnh chậu cây Trầu Bà xanh lớn

Ảnh Trầu Bà cẩm thạch leo

Ảnh Trầu Bà cẩm thạch leo

Ảnh Trầu Bà cột nhỏ

Ảnh Trầu Bà cột nhỏ

Ảnh Trầu Bà leo cột

Ảnh Trầu Bà leo cột

Ảnh Trầu Bà vàng thủy sinh

Ảnh Trầu Bà vàng thủy sinh

Cách chăm sóc cây Trầu Bà

Cách chăm sóc cây Trầu Bà

Cách trồng và chăm sóc cây Trầu bà

Cách trồng và chăm sóc cây Trầu bà

Cây Trầu Bà Cẩm Thạch

Cây Trầu Bà Cẩm Thạch

Cây Trầu Bà đế vương

Cây Trầu Bà đế vương

Cây Trầu Bà được sử dụng để trang trí văn phòng

Cây Trầu Bà được dùng để trang trí văn phòng (Click vào ảnh để xem ảnh gốc)

Cây Trầu Bà hợp với mệnh nào

Cây Trầu Bà hợp với mệnh nào

Cây Trầu Bà hợp với tuổi nào

Cây Trầu Bà hợp với tuổi nào

Cây Trầu Bà leo trụ

Cây Trầu Bà leo trụ

Cây Trầu Bà sữa giỏ leo

Cây Trầu Bà sữa giỏ leo

Cây Trầu Bà Thái xanh

Cây Trầu Bà Thái xanh

Cây Trầu Bà thủy sinh

Cây Trầu Bà thủy sinh

Cây Trầu Bà trắng

Cây Trầu Bà trắng

Cây Trầu Bà xanh

Cây Trầu Bà xanh

Chậu treo cây trầu bà mini

Chậu treo cây trầu bà mini

Hình ảnh cây Trầu Bà

Hình ảnh cây Trầu Bà

Lợi ích của cây Trầu Bà

Lợi ích của cây Trầu Bà

Trên đây là những kiến thức về cây Trầu Bà – Ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc được tích lũy từ kinh nghiệm thực tế cũng như tham khảo nhiều nguồn thông tin khác nhau. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có những chậu cây Trầu Bà đẹp, ý nghĩa nhất.

Cây Trầu Bà là loại cây cảnh khá là phổ biến trong đời sống hàng ngày. Bạn có thể bắt gặp những chậu cây Trầu Bà ở cổng, hành lang, phòng khách của gia đình hay trên bàn làm việc, góc văn phòng. Nếu bạn vẫn còn đang thắc mắc về ý nghĩa của cây đối với phong thủy, lợi ích của chúng đối với đời sống, …. Tất cả những gì bạn đang tìm kiếm sẽ được giải đáp qua bài viết Cây Trầu Bà – Ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc dưới đây.

Sending
User Review
0 (0 votes)

RELATED ARTICLES