asd
Trang chủKiến thức chungCây Thiết Mộc Lan - Ý nghĩa phong thủy, cách trồng và...

Cây Thiết Mộc Lan – Ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc

Nhắc đến Thiết Mộc Lan, người ta sẽ nhớ ngay đến loại cây phong thủy vừa làm đẹp không gian sống, vừa rước tài lộc về nhà mà không sợ độc hại. Là một loài cây đẹp, được nhiều người săn đón, thế nhưng không phải ai cũng nắm được cách trồng và chăm sóc cây, hiểu được đặc tính cũng như ý nghĩa phong thủy của loài cây này. Để tiếp thêm kiến thức về loài cây này, hãy tham khảo ngay bài viết Cây Thiết Mộc Lan – Ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc sau đây.

Cây Thiết Mộc Lan – Ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc

I. Đặc điểm cây Thiết Mộc Lan

Cây Thiết Mộc Lan còn được gọi là phát dụ thơm, cây phát tài hay cây phát lộc, là loại thực vật có hoa họ Tóc tiên. Cây có nguồn gốc tại các nước Tây Phi sau được nhân giống ra các nước khác trên thế giới, được biết với cái tên khoa học là Dracaena Fragrans.

Đặc điểm nổi bật của cây là dạng thân gỗ, mọc thẳng đứng có nhiều lá. Khi cắt ngang cây, tại vị trí đó sẽ mọc ra rất nhiều chồi non. Do đó, trên thân các cây Thiết Mộc Lan hiện nay đều có vết cắt thẳng trên thân. Lá cây Thiết Mộc Lan bóng và sẫm màu, có thể mọc dài tới dưới 1m, rộng 10cm. Lá mọc thành từng chụm như những chiếc nơ với những phiến sọc màu vàng nhạt, phần trung tâm hơi ngả vàng. Cây có thể cao đến 6m nếu trồng ở đất vườn hoặc trong điều kiện tự nhiên.

Khi thời tiết chuyển từ đông sang xuân, cây Thiết Mộc Lan sẽ ra hoa

Khi thời tiết chuyển từ đông sang xuân, cây Thiết Mộc Lan sẽ ra hoa. Hoa mọc thành chùm màu trắng có mùi thơm, thơm nhất về đêm. Tùy vào điều kiện chăm sóc và khí hậu, cây có thể ra hoa nhiều hoặc vài năm không có hoa.

II. Công dụng cây Thiết Mộc Lan

Để nói về tác dụng của cây Thiết Mộc Lan, không thể không nói đến khả năng thanh lọc không khí tuyệt vời. Cây có khả năng lọc các chất độc hại như monoxide de carbone, benzene, formallhelyde, toluene, … Chính vì vậy, khi trồng cây Thiết Mộc Lan trong nhà sẽ mang đến nguồn sinh khí dồi dào, giúp gia đình có một sức khẻ thật tốt.

Lá cây có màu xanh tươi, khá là mát mắt sẽ làm cho căn phòng của bạn trở nên dịu dàng, mới mẻ góp phần không nhỏ vào việc cải tạo không gian, giúp không gian thêm sạch sẽ, sáng sủa và tươi mới.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại cây cảnh phong thủy đẹp nhưng lại vô cùng độc hại. Cây Thiết Mộc Lan là một trong số ít cây không hề độc hại mà còn giúp giảm nồng độ khí độc trong không khí. Do đó, cây thường được đặt tại phòng khách, văn phòng để tạo ra một môi trường trong lành, thoải mái và thư giãn.

III. Ý nghĩa của cây Thiết Mộc Lan trong phong thủy

Ý nghĩa của cây Thiết Mộc Lan trong phong thủy

Trong phong thủym cây Thiết Mộc Lan được mệnh danh là loài cây mang điềm tốt lành cho con người. Trồng cây trong nhà sẽ mang đến may mắn, tài lộc và tiền bạc cho gia chủ. Cây ra hoa chính là dấu hiệu của tiền tài sắp đến. Do đó, không ít người trồng cây với mục đích đón tiền bạc dồi dào.

Với đặc tính đâm chồi lá mới tại những vị trí nhánh, thân cây bị cắt tượng trưng cho tài lộc mới. Chính vì lẽ đó, cái tên “phát tài” hay “phát lộc” cũng từ đây mà sinh ra. Dáng cây thẳng đứng, tượng trưng cho sự ngay thẳng, chính trực của người quân tử, cây khá thích hợp với người trồng là nam giới.

Tuy nhiên, theo yếu tố phong thủy, người trồng Thiết Mộc Lan cần chú trọng đến số cây trong chậu. Số lượng cành khác nhau sẽ mang một ý nghĩa khác nhau, nếu muốn mua Thiết Mộc Lan về trồng, hãy cân nhắc lựa chọn một ý nghĩa thích hợp với bản thân để chọn số cây phù hợp.

  • 2 cành: May mắn trong tình yêu, mọi sự như ý.
  • 3 cành: Tượng trưng cho hạnh phúc.
  • 5 cành: Đại diện cho sức khỏe.
  • 8 cành: Là sự phát lộc, phát tài của gia chủ và gia đình,
  • 9 cành: Tài lộc dồi dào, hạnh phúc viên mãn, thời vận tốt.

IV. Cây Thiết Mộc Lan hợp với mệnh gì, tuổi gì?

Cây Thiết Mộc Lan xanh tốt quanh năm là đại diện cho hành Mộc, Mộc có quan hệ tương sinh với mệnh Hỏa, Mộc sinh Hỏa, do đó cây Thiết Mộc Lan phù hợp với người mệnh Hỏa và mệnh Mộc. Để tăng thêm vận khí, tài lộc cho bản thân, người mệnh Mộc và Hỏa có thể trồng cây cảnh này cùng một số loại cây khác trong nhà.

Người mang mệnh Mộc sinh nhằm các năm: 1958 (Mậu Tuất), 1959 (Kỷ Hợi), 1972 (Nhâm Tý), 1973 (Qúy Sửu), 1980 (Canh Thân), 1981 (Tân Dậu), 1988 (Mậu Thìn), 1989 (Kỷ Tỵ), 2002 (Nhâm Ngọ), 2003 (Quý Mùi).

Người mang mệnh Hỏa sinh nhằm các năm: 1994 (Giáp Tuất), 1957-2017 (Đinh Dậu), 1986 (Bính Dần), 1995 (Ất Hợi), 1964 (Giáp Thìn), 1987 (Đinh Mão), 1948-2008 (Mậu Tý), 1965 (Ất Tỵ), 1949-2009 (Kỷ Sửu), 1978 (Mậu Ngọ), 1956-2016 (Bính Thân), 1979 (Kỷ Mùi).

IV. Cách trồng Thiết Mộc Lan

Bạn có thể đặt mua trực tiếp cây Thiết Mộc Lan ở các cửa hàng bán đồ cây cảnh

Bạn có thể đặt mua trực tiếp cây Thiết Mộc Lan ở các cửa hàng bán đồ cây cảnh. Tuy nhiên, để tiết kiệm chi phí hay muốn nhân giống từ cây Thiết Mộc Lan sẵn có, bạn cũng có thể áp dụng một số phương pháp sau đây.

Trồng bằng gốc: Đây là cách trồng dễ dàng, đơn giản, hiệu quả cao nhất. Khi cây Thiết Mộc Lan trưởng thành, bạn nên cắt bỏ ngọn và phần lớn thân giúp phần thân khỏe mạnh, cứng chắc và sống lâu hơn. Tại chỗ thân bị chặt sẽ giúp cây nảy nhiều lộc hơn, đem đến may mắn, tài lộc cho bạn và gia đình.

Trồng cây bằng thân: Bạn có thể tận dụng ngay phần thân sau khi cắt bỏ ở phương pháp trồng cây bằng gốc để ươm mầm ra các cây Thiết Mộc Lan mới. Tuy nhiên với phương pháp này, cây có phần kém phát triển cần chăm sóc nhiều hơn. Nên dùng các loại thuốc kích thích mọc rễ để rễ kịp thời phát triển khi thân cây hết dinh dưỡng. Tưới nước đều đặn mỗi ngày nên trồng ở những nơi có ánh nắng nhằm giúp cây quang hợp và phát triển tốt.

Trồng cây trong nước: Trồng cây Thiết Mộc Lan trong nước khá là đơn giản, bạn chỉ cần đặt nhánh cây vào trong bình thủy tinh, cố định cây sao cho không bị nghiêng. Để chậu cây thêm bắt mắt, bạn có thể thả dưới đáy bình một vài viên đá màu trắng hay viên bi màu. Trước khi đặt cây vào bình, bạn nên dùng nước sạch có hòa lượng dung dịch dưỡng vừa đủ để bổ sung chất dinh dưỡng cho cây. Khi cây ra nhiều rễ, nên thường xuyên vệ sinh dễ và thay nước, đảm bảo cây hút nước tốt, tránh rễ bị hỏng, thối.

Lưu ý: Khi chọn cây giống, nên chọn cây khỏe mạnh, đủ già. Nếu cây giống còn trẻ, thân còn non sẽ không đủ nước trong thân để kích thích ra rễ và mọc chồi non.

V. Cách chăm sóc cây Thiết Mộc Lan

Cách chăm sóc cây Thiết Mộc Lan

Để cây Thiết Mộc Lan sinh trưởng và phát triển tốt, bạn cần chú trọng đến các yếu tố sau đây:

Đất trồng

Cây Thiết Mộc Lan rất dễ trồng, có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo cây khỏe mạnh, nhanh lớn, ít sâu bệnh, bạn nên chọn loại đất dinh dưỡng và thoát nước tốt. Hàng năm nên bón bổ sung phân NPK và phân hữu cơ để đảm bảo tỉ lệ dinh dưỡng đất trồng cân bằng.

Ánh sáng

Cây Thiết Mộc Lan phát triển tốt nhất dưới điều kiện ánh sáng mặt trời vì thế nên đặt cây tại vị trí nhiều nắng để tăng khả năng quang hợp cho lá, giúp lá luôn xanh tốt, rễ cây chắc khỏe. Nếu lá bị mỏng nhạt màu, kém sức sống chứng tỏ cây bị thiếu sáng quá lâu, hãy chuyển cây ra vị trí nhiều ánh sáng.

Nước tưới

Thiết Mộc Lan là một loại cây có thân lớn, nhiều lá nên rất háo nước, do đó cần bổ sung nước đầy đủ để cây sinh sống và phát triển khỏe mạnh. Nên tưới nước vào tầm sáng sớm hoặc chiều muộn lúc thời tiết mát mẻ, tránh tưới nước vào thời điểm giữa trưa khi đất đang nóng. Thông tường với cây Thiết Mộc Lan, bạn chỉ cần tưới nước 1-2 lần/tuần.

Phân bón

Phân bón cũng là yếu tố quan trọng, giúp cây phát triển nhanh và khỏe mạnh. Mỗi loại cây cần một hàm lượng phân bón nhất định để duy trì chất dinh dưỡng. Với cây Thiết Mộc Lan, bạn nên chọn phân NPK với tần suất 2-3 tháng/ lần. Nên dùng lượng phân bón vừa phải, tiến hành rắc quanh gốc cây, cách thân cây 5-10 cm hoặc hòa với nước và tưới đều quanh gốc cây.

Cắt tỉa, tạo hình

Cây trồng một thời gian sẽ xuất hiện lá úa, lá vàng hay những cành lá héo, bạn nên thường xuyên kiểm tra, nhặt bỏ và cắt tỉa đầu lá để đảm bảo tính thẩm mĩ. Khi cắt lá khỏi thân, nên cắt sát thân, không nên cầm tay tước.

Loại trừ sâu bệnh

Cây ít hoặc hầu như không bị sâu bệnh tấn công, thi thoảng cây có thể bị sâu quấn chiếu tấn công gây khô vằn lá. Khi tưới cây cần quan sát lá cây, nếu có nên nhanh chóng loại bỏ chúng ra khỏi cây bằng tay. Hầu hết các bệnh như cây bị vàng lá, khô đầu lá, thối rễ nguyên nhân đều bắt nguồn từ việc tưới nước không hợp lý khiến cây thiếu nước hoặc úng nước. Nhanh chóng cắt bỏ phần cây bệnh và điều chỉnh lượng nước hợp lí.

VI. Một số hình ảnh về cây Thiết Mộc Lan

Sau đây mời bạn cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cây Thiết Mộc Lan được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp. Hy vọng với những bức ảnh này sẽ giúp bạn có thêm động lực để rước một cây đón may mắn, tài lộc về nhà.

Ảnh cây Thiết Mộc Lan đặt trong nhà

Ảnh cây Thiết Mộc Lan đặt trong nhà

Ảnh cây thiết mộc lan để bàn

Ảnh cây thiết mộc lan để bàn

Ảnh cây thiết mộc lan đẹp

Ảnh cây thiết mộc lan đẹp

Ảnh cây Thiết Mộc Lan gốc có 5 nhánh

Ảnh cây Thiết Mộc Lan gốc có 5 nhánh

Ảnh cây thiết mộc lan phong thủy

Ảnh cây thiết mộc lan phong thủy

Ảnh cây Thiết Mộc Lan trồng ngoài tự nhiên

Ảnh cây Thiết Mộc Lan trồng ngoài tự nhiên

Ảnh cây Thiết Mộc Lan với nhiều kích thước khác nhau

Ảnh cây Thiết Mộc Lan với nhiều kích thước khác nhau

Ảnh chậu cây Thiết Mộc Lan để bàn đẹp

Ảnh chậu cây Thiết Mộc Lan để bàn đẹp

Ảnh chậu Thiết Mộc Lan để bàn

Ảnh chậu Thiết Mộc Lan để bàn

Ảnh chậu Thiết mộc lan đẹp

Ảnh chậu Thiết mộc lan đẹp

Ảnh chậu Thiết Mộc Lan gốc to

Ảnh chậu Thiết Mộc Lan gốc to

Ảnh chậu Thiết Mộc Lan trang trí nội thất

Ảnh chậu Thiết Mộc Lan trang trí nội thất

Cách chăm sóc cây Thiết Mộc Lan để nhanh ra hoa

Cách chăm sóc cây Thiết Mộc Lan để nhanh ra hoa

Cách chăm sóc cây Thiết mộc lan đẹp, ra hoa tươi sắc

Cách chăm sóc cây Thiết mộc lan đẹp, ra hoa tươi sắc

Cách trồng và chăm sóc cây Thiết Mộc Lan

Cách trồng và chăm sóc cây Thiết Mộc Lan

Cận cảnh lá cây Thiết Mộc Lan

Cận cảnh lá cây Thiết Mộc Lan

Cây thiết mộc lan để bàn

Cây thiết mộc lan để bàn

Cây Thiết Mộc Lan hợp với mệnh gì

Cây Thiết Mộc Lan hợp với mệnh gì

Cây Thiết Mộc Lan hợp với tuổi gì

Cây Thiết Mộc Lan hợp với tuổi gì

Cây thiết mộc lan trang trí nhà cửa

Cây thiết mộc lan trang trí nhà cửa

Cây Thiết mộc lan trong phong thủy có ý nghĩa gì

Cây Thiết mộc lan trong phong thủy có ý nghĩa gì

Cây Thiết mộc lan và ý nghĩa phong thủy

Cây Thiết mộc lan và ý nghĩa phong thủy

Cây Thiết mộc lan

Cây Thiết mộc lan

Đặc điểm của cây Thiết Mộc Lan

Đặc điểm của cây Thiết Mộc Lan

Hình ảnh cây Thiết Mộc Lan

Hình ảnh cây Thiết Mộc Lan

Hình ảnh chậu cây Thiết Mộc Lan

Hình ảnh chậu cây Thiết Mộc Lan

Hình ảnh đẹp về cây Thiết Mộc Lan

Hình ảnh đẹp về cây Thiết Mộc Lan (Click vào ảnh để xem ảnh gốc)

Lợi ích của cây Thiết Mộc Lan

Lợi ích của cây Thiết Mộc Lan

Tại sao nên trồng cây Thiết Mộc Lan trong nhà

Tại sao nên trồng cây Thiết Mộc Lan trong nhà

Vị trí đặt cây Thiết Mộc Lan hợp phong thủy

Vị trí đặt cây Thiết Mộc Lan hợp phong thủy

Trên đây bài viết Cây Thiết Mộc Lan – Ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc. Hy vọng với những kiến thức mà bài viết cung cấp sẽ giúp bạn có một cây Thiết Mộc Lan đẹp, tươi tốt.

Nhắc đến Thiết Mộc Lan, người ta sẽ nhớ ngay đến loại cây phong thủy vừa làm đẹp không gian sống, vừa rước tài lộc về nhà mà không sợ độc hại. Là một loài cây đẹp, được nhiều người săn đón, thế nhưng không phải ai cũng nắm được cách trồng và chăm sóc cây, hiểu được đặc tính cũng như ý nghĩa phong thủy của loài cây này. Để tiếp thêm kiến thức về loài cây này, hãy tham khảo ngay bài viết Cây Thiết Mộc Lan – Ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc sau đây.

Sending
User Review
0 (0 votes)

RELATED ARTICLES