Cây Bạch Mã Hoàng Tử được khá nhiều người yêu thích thường được dùng để trang trí nhà cửa, nội thất văn phòng. Tương truyền cây có khả năng mang đến may mắn, tài lộc cho gia chủ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết và tận dụng tốt những tác dụng phong thủy mà cây mang lại. Trong bài viết này, chúng tôi xin được chia sẻ đến bạn mọi thông tin liên quan đến loài cây này. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết Cây Bạch Mã Hoàng Tử – Ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc.
1. Đặc điểm cây Bạch Mã Hoàng Tử
Cây Bạch mã hoàng tử hay còn được gọi là cây Bạch Mã, một loại cây thuộc họ Ráy có nguồn gốc từ châu Á trong đó có Việt Nam, chủ yếu được dùng để làm cảnh. Cây có tên khoa học là Aglaonema, thuộc loài thân thảo, thường mọc thành từng bụi, vươn cao từ 25 -50 cm.
Lá cây có hình bầu dục lớn, nhọn ở đầu, màu xanh lơ có nhiều sọc gợn trắng. Phần sống lá và gân có màu trắng xen kẽ tán lá màu xanh, thoạt nhìn toát lên vẻ quý tộc. Cây có hoa dạng cụm màu trắng lẫn vàng, bao bọc ngoài là mo hoa trắng tinh.
Cây Bạch Mã Hoàng Tử có rễ chùm, dễ dàng phát triển thành từng bụi rộng. Người trồng có thể nhân giống bằng cách tách bụi sẽ hiệu quả hơn gieo trồng bằng hạt. Cây ưa bóng nên có thể trồng được cả trong không gian trong nhà hoặc văn phòng.
2. Công dụng của cây Bạch Mã Hoàng Tử
Nhắc đến cây xanh không thể không nhắc đến khả năng thanh lọc không khí. Cây Bạch Mã Hoàng Tử chính là 1 trong 10 loại cây được NASA đề cử có khả năng làm sạch khói bụi một cách tốt nhất. Cây có khả năng loại bỏ các khí độc hại như benzen, formaldehype mang đến một không gian trong lành xung quanh nơi trồng.
Do kích thước cây không quá lớn có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện thiếu sáng, rất thích hợp dùng để trang trí nội thất nhà ở, văn phòng. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy loài cây này ở nhà ở, văn phòng hay các nơi công cộng như quán ăn, quán café, khách sạn, … Ngoài ra, người ta cũng trồng cây Bạch Mã ở vườn hoặc công viên để giúp cảnh quan thêm sinh động.
Ngoài ra, cây cũng là quà tặng ý nghĩa mà những người yêu thiên nhiên dành cho nhau trong các dịp đặc biệt như khai trương, khánh thành, tân gia, sinh nhật, …
3. Ý nghĩa phong thủy của cây Bạch Mã Hoàng Tử
Cây Bạch Mã Hoàng Tử, cái tên đã toát lên sự sang trọng, lịch lãm và đẳng cấp. Cây vươn thẳng, tán cây lúc nào cũng tươi tốt mang ý nghĩa vươn lên, tiến tới, thuận lợi trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Nhiều người cũng tin rằng, cây Bạch Mã Hoàng Tử có khả năng mang đến may mắn, tài lộc đến cho người trồng. Đặc biệt khi cây ra hoa, là dấu hiệu của những điều tốt đẹp sắp đến với người trồng.
Vậy, người mệnh nào trồng cây Bạch Mã Hoàng Tử mới có thể phát huy hết tác dụng phong thủy của nó?
Cây Bạch Mã Hoàng Tử không hề kén mệnh, bất kì độ tuổi nào cũng có thể trồng cây trong nhà. Tuy nhiên, cây hợp nhất với người mang mệnh Kim và mệnh Thủy. Là một cây trồng trong nhà có màu chủ đạo là trắng, xanh, cây Bạch Mã Hoàng Tử được xếp vào nhóm cây thuộc hành Kim. Vì Kim sinh Thủy nên sẽ hợp với những người mệnh Thủy.
Người mệnh Kim khi trồng sẽ hấp thu được nguồn năng lượng về hạnh phúc, sự hài hòa trong cuộc sống hàng ngày từ đó giúp gia chủ có một cuộc sống gia đình hạnh phúc, gia tăng các mối quan hệ ngoài xã hội. Theo ngũ hành Kim sinh Thủy, người mệnh Thủy trồng cây sẽ gặp vô số điều may mắn trong cuộc sống nhờ nguồn năng lượng tốt đẹp mà cây mang lại.
4. Cây Bạch Mã Hoàng Tử có độc không?
Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, cây Bạch Mã Hoàng Tử có độc đối với người và động vật, đặc biệt là trẻ em. Do thân cây có chứa tinh thể canxi oxalat – một loại độc tố có khả năng gây kích ứng cho da, miệng, lưỡi và họng của con người. Trẻ nhỏ không may nhai hoặc nuốt vào có thể sẽ cảm thấy dạ dày khó chịu, sưng và khó thở, nếu chạm vào da có thể gây viêm da, kích ứng và phát ban.
Mặc dù cây Bạch Mã Hoàng Tử có độc tố, tuy nhiên mức độ khá nhẹ, hoàn toàn có thể ngăn ngừa bằng cách để cây trồng ra xa tầm với của trẻ em và vật nuôi. Khi chăm sóc cây cũng nên đeo gang tay tránh dính phải nhựa cây. Khi thú cưng hay trẻ nhỏ không may ăn phải cần nhanh chóng đưa đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, chữa trị.
5. Vị trí đặt cây Bạch Mã Hoàng Tử
Để phát huy tác dụng của cây phong thủy cũng như việc việc lựa chọn vị trí đặt cây là vô cùng quan trọng. Nó còn liên quan đến cả việc sinh trưởng và phát triển của cây.
Cây có kích thước lớn: Với cây có kích thước, bạn chỉ có thể đặt trên nền đất dọc lối đi, trước sảnh, trước cửa nhà hàng, quầy tiếp tân, trước cửa nhà hay góc và những nơi góc cạnh của văn phòng.
Cây có kích thước nhỏ: Với các chậu cây nhỏ bạn có thể thoải mái lựa chọn nơi đặt như trên bàn làm việc, dọc theo bàn họp, cửa sổ, treo ngoài ban công. Cây được xếp vào top những loại cây để bàn được ưa thích nhất hiện nay với nhiều điều tốt đẹp mà nó mang lại.
Việc đặt cây như trên không chỉ giúp không gian trở nên trong lành, giàu sức sống, che đi những khu vực góc cạnh, hạn chế năng lượng tiêu cực, tạo điều kiện cho nguồn năng lượng tích cực lưu chuyển trong không gian.
6. Cách trồng và chăm sóc cây Bạch Mã Hoàng Tử
Cây Bạch Mã Hoàng Tử với khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ, có thể sinh trưởng tốt trong môi trường bóng râm. Tuy nhiên, để giúp cây phát triển tốt nhất, hạn chế sâu bệnh tấn công cần chú ý đến một số yếu tố sau:
Đất trồng: Cây phù hợp với đại đa số các loại đất trồng, chỉ cần là loại đất tơi xốp có khả năng thoát nước tốt là được. Để tăng hàm lượng chất dinh dưỡng cho cây, giúp cây phát triển tốt trong thời gian đầu nên lựa chọn đất mùn ủ với xơ dừa, mùn trấu hay phân chuồng ủ mục.
Nước tưới: Muốn cây phát triển tốt, cần thường xuyên cung cấp nước cho cây, đảm bảo đất luôn giữ được độ ẩm. Nếu đặt trong môi trường văn phòng, chỉ cần tưới nước khoảng 2-3 lần/ tuần là đủ. Khi tưới, chỉ cần tưới vừa đủ ẩm là được, tránh để cây ngập úng trong thời gian dài.
Nhiệt độ: Cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất trong khoảng 18 – 24 độ C, nếu nhiệt độ môi trường quá cao hoặc quá thấp sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của lá. Cây ưa khí hậu mát ấm, độ ẩm trung bình.
Ánh sáng: Cây có thể sống trong môi trường bóng râm hoặc bán bóng râm. Tuy nhiên, trong điều kiện thiếu sáng kéo dài, lá của cây sẽ mất đi độ bóng, nhợt màu và còi cọc. Nếu không có nhiều điều kiện chăm sóc, mỗi tuần bạn nên đưa cây tắm nắng buổi sáng ít nhất một lần.
Sâu bệnh: Cây có sức sống khá mạnh, thường do rệp, sáp, ve, nhện hay nấm tấn công mà thôi. Nếu do các loại sâu bọ tấn công có thể nhìn thấy bằng mắt. Khi thấy cây bị rệp, ve bám vào, bạn chỉ cần dùng nước xà phòng hoặc nước vôi phun vào là hết. Nên làm vào buổi tối. Nếu lá cây xuất hiện đốm loang lổ, lá héo dần là do cây bị nấm nên mua thuốc diệt nấm và phun lên cây.
Nhân giống: Có thể dễ dàng nhân giống cây Bạch Mã Hoàng Tử bằng phương pháp tách bụi. Cây dễ dàng sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường thủy sinh, có thể trồng trong bình thủy tinh hoặc trồng trong cát. Khi trồng bình thủy sinh bạn có thể nhìn thấy rễ của cây phát triển thường ngày cực kì sinh động.
Cắt tỉa: Cây phong thủy khi trồng trong nhà phải luôn xanh tốt. Vì thế nếu cây xuất hiện những chiếc lá vàng, héo úa hay những chiếc lá bị sâu bệnh tấn công, cần nhanh chóng cắt tỉa. Việc cắt tỉa lá hỏng vừa tránh tình trạng dịch bệnh lan rộng vừa đảm bảo vẻ đẹp của cây, kích thích cây ra nhiều lộc lá.
7. Một số hình ảnh về cây Bạch Mã Hoàng Tử
Còn bây giờ, mời bạn cùng chiêm ngưỡng những chậu cây Bạch Mã Hoàng Tử đẹp nhất được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp sau đây. Hy vọng qua những hình ảnh này bạn sẽ có thêm động lực để rinh ngay một em Bạch Mã Hoàng Tử để trưng bày và chăm sóc.
Ảnh cây Bạch mã hoàng tử đẹp
Ảnh cây Bạch mã hoàng tử để bàn đẹp nhất
Ảnh cây Bạch mã hoàng tử mini
Ảnh chậu cây Bạch mã hoàng tử đẹp
Cách chăm sóc cây Bạch mã hoàng tử
Cây Bạch mã hoàng tử có độc không
Cây Bạch mã hoàng tử đẹp nhất
Cây Bạch mã hoàng tử để bàn
Cây Bạch mã hoàng tử để sàn
Cây Bạch mã hoàng tử độc đáo, đẹp nhất
Cây Bạch mã hoàng tử hợp tuổi nào
Cây Bạch mã hoàng tử hợp với tuổi nào
Cây Bạch mã hoàng tử kích thước lớn
Cây Bạch mã hoàng tử mini
Cây Bạch mã hoàng tử trong phong thủy
Cây Bạch mã hoàng tử trồng thủy sinh để bàn
Cây Bạch mã hoàng tử trồng thủy sinh
Cây Bạch mã hoàng tử trồng trong nước
Cây Bạch mã hoàng tử xen cây giữ tiền cực đẹp
Cây cảnh phong thủy để bàn
Cây phong thủy Bạch mã hoàng tử
Công dụng cây Bạch mã hoàng tử
Đặc điểm của cây Bạch mã hoàng tử
Hình ảnh cây Bạch mã hoàng tử đẹp nhất
Hình ảnh chậu cây Bạch mã hoàng tử kích thước lớn
Hình ảnh đẹp về cây Bạch mã hoàng tử
Mẫu chậu cây Bạch mã hoàng tử để bàn
Tác dụng của cây Bạch mã hoàng tử
Vị trí đặt cây Bạch mã hoàng tử
Ý nghĩa tác dụng của cây Bạch mã hoàng tử đối với phong thủy, đời sống
Trên đây là tất tần tật kiến thức xoay quanh cây Bạch Mã Hoàng Tử. Từ đặc điểm, công dụng của cây đến ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc cây luôn tươi tốt. Mong rằng với lượng thông tin trên sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn và chăm sóc cây Bạch Mã Hoàng Tử cho riêng mình.
Cây Bạch Mã Hoàng Tử được khá nhiều người yêu thích thường được dùng để trang trí nhà cửa, nội thất văn phòng. Tương truyền cây có khả năng mang đến may mắn, tài lộc cho gia chủ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết và tận dụng tốt những tác dụng phong thủy mà cây mang lại. Trong bài viết này, chúng tôi xin được chia sẻ đến bạn mọi thông tin liên quan đến loài cây này. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết Cây Bạch Mã Hoàng Tử – Ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc.