Các em hãy cùng Cảm nhận về nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên để thấy được tinh thần chính nghĩa, khẳng khái không chịu cúi đầu trước cái ác của Ngô Tử Văn, qua đó thấy được khát vọng của Nguyễn Dữ về một xã hội có công lí.
Đề bài: Cảm nhận về nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
Cảm nhận về nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
I. Dàn ý
1. Mở Bài
– Nguyễn Dữ được xem là người đầu tiên đã đem thuật ngữ “truyền kỳ” vào văn học trung đại Việt Nam.
– Tập Truyền kỳ mạn lục được đánh giá là thiên cổ kỳ bút, được đánh giá là mẫu mực của thể loại truyền kỳ, một trong số 20 truyện đó là truyện Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, với nhân vật chính là chàng Ngô Tử Văn.
2. Thân Bài
– Sơ lược về tác giả Nguyễn Dữ:
+ Sống vào khoảng thế kỷ XVI, quê ở xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay thuộc huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.
+ Ông xuất thân trong một gia đình khoa bảng, từng đỗ cử nhân rồi làm quan 1 thời gian ngắn, sau đó về ở ẩn. Tác phẩm để lại chỉ gồm Truyền kỳ mạn lục.
– Sơ lược về Truyền kỳ mạn lục:
+ Ra đời vào đầu thế kỷ XVI, nội dung xoay quanh việc vạch trần phê phán những tệ trạng của xã hội phong kiến đương thời, thể hiện sự đồng cảm thương xót với những số phận bi thảm của những con người nhỏ bé trong xã hội…(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.
II. Bài văn mẫu
1. Mẫu số 1:
Bài văn mẫu dưới đây đã giới thiệu về Ngô Tử Văn cùng hành động có phần “ngông cuồng” của chàng và từng bước lí giải hành động ấy để làm bộc lộ vẻ đẹp của nhân vật này.
Bài làm:
Nguyễn Dữ là người đã đưa khái niệm “truyền kỳ” tiến bước vào nền văn học Việt Nam, khởi đầu cho một thể loại mới trong nền văn học trung đại của dân tộc ta. Tác phẩm nổi tiếng nhất và cũng là duy nhất của ông là Truyền kỳ mạn lục, gồm 20 truyện khác nhau và những bình luận, ý kiến của tác giả cuối mỗi truyện. “Truyền kì mạn lục” được xem là một áng “thiên cổ kỳ bút”, thông qua đó ta có thể hiểu một phần nào về nhân sinh quan cũng như thái độ sống của Nguyễn Dữ. Một trong những truyện được biết đến nhiều nhất là Chuyện chức phán sự đền Tản Viên lấy nhân vật Ngô Tử Văn làm trung tâm, với những đức tính tốt đẹp, dũng cảm, chính trực và thông minh không sợ cường quyền sợ cái ác.
Ở đầu câu chuyện, nhân vật Ngô Tử Văn xuất hiện thông qua lời kể và lời nhận xét của những người cùng thời, thấy được rằng chàng tuy là người nóng nảy, nhưng tính tình khảng khái, nên được nhiều người yêu quý kính trọng dành khen hai từ “cương trực”, danh tiếng tốt.
…(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.
3 bài văn Cảm nhận về nhân vật Ngô Tử Văn hay nhất
2. Mẫu số 2:
Không chỉ tập trung cảm nhận về nhân vật Ngô Tử Văn, bạn học sinh trong bài văn dưới đây còn giới thiệu một vài nét khái quát về thể truyền kì để làm cho việc cảm nhận được sâu sắc hơn.
Bài làm:
Nguyễn Dữ là tác giả nổi tiếng của văn học trung đại Việt Nam. Tên tuổi của ông gắn liền với danh tiếng của bộ truyện “Truyền kỳ mạn lục”, tác phẩm được đánh giá là “thiên cổ kỳ bút” của nền văn học nước nhà. Trong đó “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là tác phẩm đặc sắc, ca ngợi tính cách dũng cảm, kiên cường, chính trực, dám chống lại cái ác đến cùng, trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn – một trí thức nước Việt.
“Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” viết bằng chữ Hán theo thể văn xuôi truyền kỳ. Đây là thể loại văn học phản ánh hiện thực cuộc sống qua những yếu tố kỳ ảo hoang đường …(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.
3. Mẫu số 3:
Ngô Tử Văn là nhân vật chính trong truyện Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, để khám phá vẻ đẹp đáng quý của nhân vật này, các em hãy cùng tham khảo bài văn mẫu dưới đây nhé.
Bài làm:
Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên là một trong những chuyện hay, tiêu biểu của Truyền kỳ mạn lục. Câu chuyện đã phê phán hiện thực xã hội và đề cao phẩm chất kẻ sĩ, đồng thời phản ánh khá rõ tinh thần dân tộc của tác giả, mà nhân vật chính là Ngô Tử Văn một con người tính tình khảng khái, trung trực.
Khác với một số truyện trong đó Nguyễn Dữ trình bày lai lịch và hành trình số phận của nhân vật từ đầu đến cuối, Chuyện chức phán sự ở đền Tản viên chỉ chọn 1 thời điểm có ý nghĩa nổi bật để bộc lộ đầy đủ tính cách nhân vật. Chuyện giống như một màn kịch ngắn, mở màn là sự xuất hiện của Ngô Tử Vănđường …(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.
Để củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng phân tích tác phẩm, bên cạnh bài Cảm nhận về nhân vật Ngô Tử Văn, các em cũng có thể ôn tập cho các tác phẩm khác qua việc tham khảo: Cảm nhận về đoạn Trao duyên, Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng.
Các em hãy cùng Cảm nhận về nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên để thấy được tinh thần chính nghĩa, khẳng khái không chịu cúi đầu trước cái ác của Ngô Tử Văn, qua đó thấy được khát vọng của Nguyễn Dữ về một xã hội có công lí.