asd
Trang chủGiáo DụcVăn mẫuCảm nhận về nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà của...

Cảm nhận về nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

Các em hãy cùng Cảm nhận về nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng để lí giải được những hành động, thái độ và tỉnh cảm của bé Thu với cha, qua đó thấy được vẻ đẹp của tình cảm gia đình trong chiến tranh.

Tên bài viết: Em hãy viết Cảm nhận về nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

Cảm nhận về nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

Viết bài văn nếu suy nghĩ của em về nhân vật bé thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà

 

I. Dàn ý cảm nhận về nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

Dưới đây là dàn ý cảm nhận nhân vật bé Thu trong truyện Chiếc lược ngà, các em cùng tham khảo để có thể viết văn hoàn chỉnh, dễ dàng hơn.

1. Mở bài :

– Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng là một truyện ngắn về tình cha con sâu nặng.
– Với nhân vật chính là bé Thu – một cô bé đã phải lớn lên trong một gia đình vắng bóng người cha.
 

2. Thân bài:

+ Luận điểm 1 : bé thu trong những ngày đầu gặp cha
_ Luận cứ 1: lúc mới gặp cha
– Giật mình, tròn mắt nhìn, ngơ ngác, lạ lùng.
– Mặt tái đi, vụt chạy và kêu thét lên: “Má! Má!”.
=> Sự hồn nhiên ngây thơ , ngạc nhiên xen lẫn sợ hãi.

cam nhan ve nhan vat be thu trong chiec luoc nga cua nguyen quang sang 2

Dàn ý cảm nhận ngắn gọn về nhân vật bé Thu

_ Luận cứ 2 : những ngày ông Sáu ở nhà
– Anh Sáu càng vỗ về thì lại càng đẩy ra.
– Không chịu gọi anh Sáu là ba, cứ xem như người lạ.
– Không chịu gọi ba vào ăn cơm , thấy má giận nó chỉ nói trổng.
– Nhờ anh Sáu chắt nước nồi cơm một cách miễn cưỡng, tiếp tục nói trổng.
– Được anh Sáu gắp trứng vào tô nhưng lại hất ra , tuy bị đánh nhưng không khóc rồi chạy sang nhà ngoại.

…. (còn tiếp)

Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY

 

II. Văn mẫu cảm nhận về nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

1. Bài văn mẫu 1

Viết bài văn nêu suy nghĩ của em về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng là bài rất dễ gặp trong bài thi, bài kiểm tra. Do đó, các em tham khảo thêm bài văn mẫu dưới đây để có ý tưởng làm văn nhé.

Bài làm:

Thật hạnh phúc biết bao với những ai sinh ra và lớn lên luôn có cha, có mẹ bên cạnh. Nhưng cũng thật bất hạnh khi ai đó sinh ra trên đời đã thiếu vắng tình cảm của mẹ cha. Và bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là một con người phải chịu cái cảnh bất hạnh như thế.

Hình ảnh bé Thu là nhân vật trọng tâm của câu chuyện, được tác giả khắc họa hết sức tinh tế và nhạy bén, là một cô bé giàu cá tính, bướng bỉnh và gan góc. Bé Thu gây ấn tượng cho người đọc về một cô bé có lẽ lì lợm, đến ghê gớm, khi mà trong mọi tình huống em cũng nhất quyết không gọi tiếng Ba, hay khi hất cái trứng mà anh Sáu cho xuống, cuối cùng khi anh Sáu tức giận đánh một cái thì bỏ về nhà bà ngoại. Nguyễn Quang Sáng đã khéo léo xây dựng nhiều tình huống thử thách cá tính của bé Thu, nhưng điều khiến người đọc phải bất ngờ là sự nhất quán trong tính cách của bé, dù là bị mẹ quơ đũa dọa đánh, dù là bị dồn vào thế bí, dù là bị anh Sáu đánh, bé Thu luôn bộc lộ một con người kiên quyết, mạnh mẽ.

Có người cho rằng tác giả đã xây dựng tính cách bé Thu hơi thái quá, song thiết nghĩ chính thái độ ngang ngạnh đó lại là biểu hiện vô cùng đẹp đẽ mà đứa con dành cho người cha yêu quý. Trong tâm trí bé Thu chỉ có duy nhất hình ảnh của một người “cha chụp chung trong bức ảnh với má” … (còn tiếp)

Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY

2. Bài văn mẫu 2

Nhân vật bé Thu ở trong truyện ngắn Chiếc lược ngà mang nhiều tâm trạng khác nhau, các em có thể trích dẫn để khi làm bài văn cảm nhận về nhân vật bé thu trong Chiếc lược ngà trở nên sinh động và ý nghĩa hơn.

Bài làm

“Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là một truyện ngắn viết về tình phụ tử sâu nặng của cha con ông Sáu sau chiến tranh. Đây là một truyện ngắn giản dị nhưng chứa đầy sức bất ngờ như ta thường thấy ở văn của Nguyễn Quang Sáng. Đoạn trích trong sách giáo khoa đã cho thấy một khoảnh khắc nhỏ mà trong đó có sự cao cả thiêng liêng về tình phụ tử.

Truyện xoay quanh một kỉ vật đơn sơ mà vô giá đó là chiếc lược ngà. Nhưng suốt cả câu chuyện, suốt những quãng đời, suốt cả cuộc đời ấy chỉ có một tiếng kêu, một tiếng kêu bình dị và thiêng liêng bậc nhất cõi đời này: tiếng cha!. Câu chuyện “Chiếc lược ngà” đã kể lại thật cảm động về cuộc gặp gỡ và những tình cảm của cha con anh Sáu. Hình ảnh anh Sáu đã để lại trong lòng người đọc nỗi cảm thông, yêu mến và những ấn tượng sâu sắc.

Cũng như bao người khác anh Sáu đi theo tiếng gọi của quê hương đã lên đường chiến đấu, để lại người vợ và đứa con thân yêu. Sự xa cách càng làm dâng lên trong anh nỗi nhớ nhung tha thiết đứa con gái mà khi anh đi nó chưa đầy một tuổi. Nỗi nhớ ấy đã trở thành niềm khao khát, mơ ước cháy bỏng trong lòng anh. … (còn tiếp)

Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY

cam nhan ve nhan vat be thu trong chiec luoc nga cua nguyen quang sang 3

Cảm nhận về nhân vật bé Thu ngắn nhất

 

3. Bài văn mẫu 3

Dù bướng bỉnh nhưng bé Thu vẫn ẩn chứa tình cảm với cha rất sâu sắc. Để cảm nhận rõ nét hơn thì các em có thể tham khảo bài viết cảm nhận về nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà dưới đây.

Bài làm

“Chiếc lược ngà” là một trong những tác phẩm đặc sắc của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Truyện được sáng tác năm 1966 tại chiến trường miền Đông Nam Bộ khi nhân dân miền Nam đang kiên cường chống Mĩ. Tác phẩm ca ngợi tình cha con sâu nặng, thiêng liêng trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Bé Thu, nhân vật chính trong truyện, hiện lên là một cô bé gan lì, bướng bỉnh, có cá tính nhưng cũng rất yêu thương cha.

Bé Thu là con gái đầu lòng của ông Sáu và cũng là đứa con duy nhất của ông. Bé Thu chưa một lần được sống trong vòng tay yêu thương của ba bởi ông Sáu đi kháng chiến biền biệt từ khi em còn rất nhỏ. Trong suốt tám năm ròng của tuổi thơ, bé Thu luôn khao khát được gặp ba nhưng ước mơ nhỏ bé ấy lại không làm được. Em chỉ có thể nhìn thấy người ba trong tấm hình chụp chung với má. Nhưng khi ông Sáu trở về, bé Thu lại không nhận ba và luôn cự tuyệt mọi tình cảm của ông … (còn tiếp)

Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY

 

4. Bài văn mẫu 4

Để viết bài văn cảm nhận về nhân vật bé Thu trong truyện Chiếc lược ngà hay, giàu cảm xúc có đầy đủ ý thì bài văn mẫu sau đây sẽ là gợi ý hay để các em cùng tham khảo.

Bài làm

Có những trang viết khiến người đọc rơi nước mắt khi chứng kiến những dằng xé, đau đớn và cả nước mắt. Có những nhân vật dù chỉ được vẽ qua nét bút của tác giả nhưng có sức ám ảnh. Nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà’ của Nguyễn quang sáng là một hình tượng luôn khiến người đọc xúc động mạnh khi lật giở từng trang viết của tác giả.

“Chiếc lược ngà” được sáng tác năm 1966, trong lúc cuộc kháng chiến đang diễn ra ác liệt, nhiều cam go. Ông Sáu lên đường ra chiến trận khi bé Thu chưa tròn một tuổi, nhưng khi ông trở về thăm con thì bé đã lớn và nhất quyết không nhận ba. Những day dứt, sự dằng xé, nước mắt, tủi hờn, mâu thuẫn nội tâm trong một đứa bé đã khiến cho cốt truyện được đẩy đến cao trào. Ba ngày ở cạnh ba nhưng bé Thu nhất quyết không chịu nhận, chỉ khi nghe bà ngoại kể về vết thẹo trên gương mặt ba thì lúc đó bé mới ôm chặt ông Sáu, không cho đi. Tình cảm cha con vỡ òa, cảm xúc trong lòng người đọc cứ thế tan chảy … (còn tiếp)

Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY

 

5. Bài văn mẫu 5

Trước khi bắt tay vào làm bài văn Cảm nhận về nhân vật bé Thu trong chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, các em cần xác định đúng vấn đề là trình bày được cảm nghĩ của bản thân về bé Thu, giới thiệu được bé Thu …

Bài làm

Nguyễn Quang Sáng là nhà văn có rất nhiều những tác phẩm hay viết về những người dân Nam Bộ. Bởi ông vừa là một nhà văn nhưng cũng là một người chiến sĩ nên ông hiểu rõ những góc sâu trong tình cảm của những con người chiến sĩ luôn gần gũi bên cạnh mình. Những tác phẩm của ông mang lại rất nhiều dấu ấn trong lòng người đọc như Con chim vàng, Người quê hương, Chiếc lược ngà,… Trong số đó, tác phẩm mà em thích nhất chính là Chiếc lược ngà (1966). Câu chuyện đã làm cho chúng ta xúc động về tình cha con thắm thiết của bé Thu và anh Sáu trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt.

Bé Thu là một cô bé ương ngạnh và bướng bỉnh. Từ nhỏ, bé Thu đã không được gặp anh Sáu- cha của mình mà chỉ biết cha qua tấm ảnh cưới của cha mẹ. Bởi thế, trong lòng của cô bé, anh Sáu là một chiến sĩ cứu nước đẹp trai và thật yêu thương nó. Mãi cho tới khi bé Thu được bảy tuổi, anh mới có thời gian để về thăm nhà vài ngày. Những tưởng bé Thu sẽ nồng nhiệt đón chờ anh, thế nhưng, bé lại xa lánh người cha của mình và nhất quyết không chịu gọi một tiếng ” Ba” nào cả. Lần đầu tiên gặp anh, bé chỉ ” tròn mắt nhìn”,”ngơ ngác, lạ lùng” sau đó là ” vụt chạy và kêu thét lên”. Trong lòng anh Sáu luôn khao khát có thể có được một tiếng gọi của con gái, thế nhưng, bé Thu nhất quyết không chịu gọi anh một tiếng nào.

Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY

cam nhan ve nhan vat be thu trong chiec luoc nga cua nguyen quang sang 4

Em hãy nêu cảm nghĩ sâu sắc nhất của mình về nhân vật bé Thu trong truyện Chiếc lược ngà

 

6. Bài văn mẫu 6

Tham khảo bài văn mẫu Cảm nhận về nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà dưới đây, các em nhanh chóng hình thành được các ý tưởng viết bài, cảm nhận được bé Thu rõ nét hơn.

Bài làm

Có một nhà văn đã nói rằng : “Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp bằng chính cuộc sống viết ra”. Cuộc chiến tranh chống Mĩ của dân tộc ta với biết bao câu chuyện đã trở thành huyền thoại được các nhà văn ghi lại như những câu chuyện cổ tích hiện đại. Trong số ấy phải kể đến “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. Nhân vật bé Thu trong truyện đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc về tình thương cha mãnh liệt và có cá tính mạnh mẽ.

Ra đời năm 1966, những năm tháng gian khổ, đau thương nhất của đồng bào Nam bộ trong 30 năm chiến tranh, “Chiếc lược ngà” được kể lại qua sự chứng kiến của bác Ba, người đồng đội của anh Sáu. Người đã lặng lẽ dõi theo từ đầu đến cuối câu chuyện cảm động của cha con anh Sáu- bé Thu. Qua sự quan sát tinh tế, sâu sắc của bác Ba, chúng ta mới thấm thía hết nỗi đau của người dân Nam bộ trong chiến tranh và sức mạnh của tình cha con thiêng liêng, bất tử.

Bé Thu trong câu chuyện, cũng như bao cô bé miền Nam khác đều thiếu thốn tình cha từ nhỏ do cuộc chiến tranh. Khi anh Sáu ra đi, em chưa đầy một tuổi, tám năm trời, cha con em chỉ biết nhau qua hai tấm ảnh … (còn tiếp)

Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY

 

7. Bài văn mẫu 7

Nếu các em gặp bài Cảm nhận về nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng mà chưa có ý tưởng viết thì có thể tham khảo bài văn mẫu này.

Bài làm

Tình cảm gia đình là một đề tài quan trọng của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Khai thác mảng đề tài này, Nguyễn Quang Sáng đã có một số tác phẩm đặc sắc như “Chiếc lược ngà”, “Bông cẩm thạch”,.. Trong đó, “Chiếc lược ngà” tạo được nhiều ấn tượng hơn cả. Một trong những yếu tố làm nên thành công của tác phẩm là nhà văn đã xây dựng thành công nhân vật chính – nhân vật bé Thu – một cô bé cá tính, đáng yêu và có tình yêu ba tha thiết.

“Chiếc lược ngà” ra đời năm 1966 rồi được đưa vào tập truyện cùng tên (Chiếc lược ngà) của Nguyễn Quang Sáng. Câu chuyện được xây dựng trên một tình huống hiểu lầm tạo nhiều bất ngờ cảm động: Anh Sáu đi kháng chiến chống Pháp từ khi đứa con duy nhất của anh chưa đầy một tuổi. Từ đó hai ba con chưa hề gặp lại nhau, cho đến khi kháng chiến kết thúc, anh trở vể, đứa con gái tám tuổi không chịu nhận ba. Trong ba ngày ở nhà, bằng đủ mọi cách mà con bé vẫn không chịu gọi lấy một tiếng ba. Đến lúc phải ra đi nhận nhiệm vụ mới, bé Thu mới gọi anh bằng ba. Thật bất ngờ. Thì ra, nó không chịu nhận ba là vì vết thẹo trên má đã khiến anh không còn giống như trong bức ảnh chụp ngày cưới. Con bé chỉ gọi ba khi bà ngoại giải thích cho nó rõ điều này. Giây phút anh nghe được tiếng gọi mà anh chờ đợi đã bao năm ấy cũng là lúc cha con xa nhau. Anh Sáu hứa sẽ mang về tặng con một cây lược … (còn tiếp)

Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY

 

8. Bài văn mẫu 8

Bên cạnh giới thiệu được tác giả, nhân vật bé Thu thì bài văn mẫu Cảm nhận về nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà đã nói được đầy đủ các ý như hình ảnh bé Thu khi lần đầu gặp ba, trong thời gian ông Sáu ở nhà và khi bé nhận ra được cha …

Bài làm

Chiếc lược ngà là truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Với cảm hứng viết về tình cha con và nỗi đau do chiến tranh, chuyện đã để lại cho người đọc những rung động thấm thía. Đặc biệt là diễn biến tâm lý và tình cảm tính cách của bé Thu trong lần gặp cha cuối cùng khi ông Sáu về thăm nhà.

Bằng nghệ thuật kể chuyện mang phong cách Nam Bộ với những tình huống bất ngờ. Tác giả đã để cho một nhân vật kể về nhân vật chính nhằm làm cho câu chuyện thêm khách quan và tin cậy. Đó là cách kể chuyện lồng trong chuyện, từ đó ta thấy rõ được những diễn biến tâm lý của nhân vật bé Thu.

Bé Thu là một cô bé có cá tính độc đáo mạnh mẽ. Bởi xa cha biền biệt và cũng chỉ vì một vết sẹo mà em vô tình không nhận ra cha, khi nhận ra cha thì mãi mãi em phải xa cha. Tình thương nỗi đau và sự uất hận đã giúp bé Thu sau này trở thành cô giao liên dũng cảm … (còn tiếp)

Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY

Các em có thể tham khảo bài văn mẫu Phân tích nhân vật bé Thu trong đoạn trích truyện ngắn Chiếc lược ngà cũng như luyện tập để hiểu hơn nhân vật bé Thu, từ đó có thể làm bài văn cảm nhận về nhân vật bé Thu dễ dàng khi gặp trong bài kiểm tra, bài thi.

Các em hãy cùng Cảm nhận về nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng để lí giải được những hành động, thái độ và tỉnh cảm của bé Thu với cha, qua đó thấy được vẻ đẹp của tình cảm gia đình trong chiến tranh.

Sending
User Review
0 (0 votes)

RELATED ARTICLES