asd
Trang chủGiáo DụcVăn mẫuCảm nhận tình cha con qua truyện ngắn Chiếc lược ngà

Cảm nhận tình cha con qua truyện ngắn Chiếc lược ngà

Tham khảo bài văn mẫu Cảm nhận tình cha con qua truyện ngắn Chiếc lược ngà không chỉ giúp các em học sinh có thể hoàn thiện bài văn của mình mà còn giúp các em hiểu rõ hơn về tình cảm gia đình trong chiến tranh.

Tên bài viết: Cảm nhận tình cha con qua truyện ngắn Chiếc lược ngà

Cảm nhận tình cha con qua truyện ngắn Chiếc lược ngà

Cảm nhận về tình cảm cha con trong Chiếc lược ngà

 

I. Dàn ý tình cha con trong Chiếc lược ngà

Trước khi viết bài, các em cần lập dàn ý cho bài viết để tránh thiếu sót ý khi làm viết. Sau đây là gợi ý về dàn ý cảm nhận tình cha con qua truyện ngắn Chiếc lược ngà.

1. Mở Bài

Tác phẩm “Chiếc lược ngà” là một truyện ngắn tiêu biểu góp phần xây dựng nên tên tuổi của Nguyễn Quang Sáng và được xem là một bản tình ca ngọt ngào về tình phụ tử thiêng liêng

2. Thân Bài

*Tình cha

+Ông Sáu xa vợ con gia đình vào chiến khu kháng chiến khi con gái vừa lên một

+ Nỗi nhớ con da diết, ngắm nhìn con qua bức ảnh cũ

+ Ngày nghỉ phép háo hức được gặp con->con không nhận->nỗi buồn khôn tả

+ Dành cho con sự yêu thương, cử chỉ ân cần trong những ngày ở nhà

+ Khi lỡ đánh con, ân hận vô cùng

+ Bé Thu nhận ra ba-> niềm hạnh phúc khôn xiết

+ Dồn hết tình yêu thương làm cây lược ngà tặng con

+ Trước khi nhắm mắt là hình ảnh con yêu

… (còn tiếp)

Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY

cam nhan tinh cha con qua truyen ngan chiec luoc nga 2

Dàn ý cảm nhận về tình cha con trong đoạn trích Chiếc lược ngà

 

II. Bài văn mẫu cảm nhận tình cha con qua truyện ngắn Chiếc lược ngà

 

1. Bài văn mẫu 1

Bài văn mẫu cảm nhận tình cha con qua truyện ngắn Chiếc lược ngà đã phân tích đầy đủ ý về tình cảm của ông Sáu và tình cảm của bé Thu theo xuyên suốt đoạn trích.

Bài làm

Nguyễn Quang Sáng là nhà văn Nam bộ chuyên viết về cuộc sống của nhân dân miền Nam trong hai cuộc kháng chiến và khi đất nước hòa bình. Chiếc lược ngà là truyện ngắn được ông sáng tác vào năm 1966, thời kỳ cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra vô cùng ác liệt. Trong hoàn cảnh cam go ấy, nhà văn đã gửi gắm nhiều giá trị nhân văn vào tác phẩm, một trong những giá trị đó chính là tình cảm cha con anh Sáu và bé Thu đầy xót xa và cảm động.

Câu chuyện kể về hoàn cảnh của anh Sáu và bé Thu đoàn tụ sau tám năm xa cách. Ngày từ chiến trường trở về, con bé không nhận anh là cha vì vết sẹo in dài trên má. Đến lúc bé Thu hiểu ra mọi chuyện thì anh Sáu lại phải lên đường. Niềm vui đoàn viên chưa trọn vẹn kéo theo những nỗi luyến tiếc khắp chặng đường hành quân sau đó. Ở khu căn cứ, anh dành tất cả tình cảm yêu thương tỉ mỉ mài khúc ngà voi thành chiếc lược định bụng sẽ làm quà tặng nhân ngày trở về. … (còn tiếp)

Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY

 

2. Bài văn mẫu 2

Bài văn mẫu cảm nhận tình cha con qua truyện ngắn Chiếc lược ngà này có mở bài gián tiếp thu hút được người đọc. Trong phần thân bài đã nêu được tình cảm của cha con ông Sáu và bé Thu dành cho nhau.

Bài làm

Trong mỗi chúng ta, ai mà chẳng được sống trong những giây phút xúc động của tình cảm gia đình. Đến với văn học ta càng cảm nhận rõ nét hơn sự rung cảm đến tột cùng đó. Nếu đến với ” Bếp lửa” của Bằng Việt ta được sống lại cuộc sống êm đềm bên người bà… Đến với ” Tắt đèn” của Ngô Tất Tố ta được chìm ngập trong tình mẹ con sâu nặng…Thì đến với tác phẩm ” Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện thật cảm động tình cảm cha con của ông Sáu và bé Thu.

Dưới cây bút tài ba của nhà văn ta được đến với những tình huống vô cùng độc đáo và bất ngờ, qua đó càng nhấn mạnh tình cảm cha con sâu sắc cao đẹp trong cảnh ngộ éo le. Cái cảnh ngộ đã làm bé Thu và ông Sáu trở nên xa cách và lạnh lùng.

Sau tám năm xa cách gia đình, vợ con để đi chiến đấu lúc nào ông Sáu cũng nuôi trong mình hy vọng là được về thăm nhà. Thế rồi cái ước mơ đó đã trở thành hiện thực, ông được về thăm nhà, thăm vợ con. Lúc về đến nhà ông vô cùng hồi hộp được nhìn thấy đứa con sau bao năm xa cách, nhưng ông càng hy vọng bao nhiêu thì càng thất vọng bấy nhiêu. Bé Thu – con gái ông đã không nhận ra cha bởi vì cái vết thẹo dài trên má. … (còn tiếp)

Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY

cam nhan tinh cha con qua truyen ngan chiec luoc nga 3

Cảm nhận về tình cảm cha con trong Chiếc lược ngà

 

3. Bài văn mẫu 3

Thông qua bài văn mẫu cảm nhận tình cha con qua truyện ngắn Chiếc lược ngà này, các em sẽ cảm nhận sâu sắc về tình của của ông Sáu và bé Thu.

Bài làm

Chúng ta đang sống trong một đất nước hoà bình, được sự dìu dắt, yêu thương của cha mẹ, được đùa vui dưới mái trường đầy ắp tiếng ca. Chúng ta có thể quên được chăng những trang sử hào hùng ấy, ngày các lớp cha anh đi trước đã hi sinh cả tính mạng. Máu của các anh đã nhuộm màu phì nhiêu cho đất nước, sự hi sinh tươi đẹp cho thế hệ chúng ta ngày hôm nay. Các anh đã hi sinh cả thể xác lẫn tinh thần, hi sinh cả những hạnh phúc mà lẽ ra các anh phải được hưởng. Chiến tranh, vùng trời của tan thương và chết chóc. Trong mưa bom lửa đạn, trong chất cay xè của mùi thuốc súng, tình cảm cao đẹp nhất của tình đồng chí đồng đội trào dâng. Những bùi ngùi dấu tận đáy lòng của những người cha lên đường chiến đấu gởi lại quê hương đứa con thân yêu nhất của mình để rồi trong giờ phút hiếm hoi giữa cuộc hành quân nỗi nhớ con không còn dấu được. Tình cảm thiêng liêng ấy càng mãnh liệt hơn trong tác phẩm “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Trong kháng chiến chống Pháp, ông tham gia bộ đội, hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Từ sau năm 1945, tập kết ra Bắc Nguyễn Quang Sáng bắt đầu viết văn. Những năm chống Mĩ, ông trở về Nam Bộ tham gia kháng chiến và tiếp tục sáng tác văn học. Tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng thuộc nhiều thể loại … (còn tiếp)

Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY

 

4. Bài văn mẫu 4

Đây cũng là bài văn mẫu cảm nhận tình cha con qua truyện ngắn Chiếc lược ngà được các thầy cô đánh giá cao. Các em có thể tham khảo để hoàn thiện bài văn của mình.

Bài làm

Truyện “Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng) được viết trong cuộc kháng chiến chống Mĩ nhưng chủ yếu tập trung nói về tình người trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Đoạn trích “Chiếc lược ngà” (Sgk Văn 9, tập I) thể hiện tình cha con thắm thiết, sâu nặng của ông Sáu và bé Thu.

Ông Sáu về thăm nhà sau bao năm ở chiến khu với cái tình của người cha nôn nao, cháy bỏng khát khao được gặp con. Nhưng ngay từ giây phút đầu, điều mà ông bấy lâu mong đợi được nghe con gái gọi tiếng “Ba !” không được đền đáp. Đứa trẻ hoàn toàn ngơ ngác, lạnh lùng, đối xử với ông như người xa lạ. Với lòng mong nhớ con, ông càng đón chờ tình cảm của con, nó càng cố tình cự nự. Điều đó, khiến ông đau đớn “hai tay buông xuống như bị gãy”. Có những tình huống, tưởng chừng thế nào nó cũng chịu thua, không ương ngạnh được nữa, phải gọi tiếng “Ba”. Nhưng nó vẫn không chịu cất tiếng “Ba” mà ông Sáu chờ đợi…. (còn tiếp)

Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY

Bên cạnh bài văn cảm nhận tình cha con qua truyện ngắn Chiếc lược ngà, các em còn được làm các bài văn Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong Chiếc lược ngà, Cảm nhận của em về đoạn trích Chiếc lược ngà, Phân tích nhân vật bé Thu trong đoạn trích Chiếc lược ngà, cảm nhận về nhân vật bé Thu … Các em có thể tham khảo các bài mẫu để làm bài văn này tốt hơn.

Tham khảo bài văn mẫu Cảm nhận tình cha con qua truyện ngắn Chiếc lược ngà không chỉ giúp các em học sinh có thể hoàn thiện bài văn của mình mà còn giúp các em hiểu rõ hơn về tình cảm gia đình trong chiến tranh.

Sending
User Review
0 (0 votes)

RELATED ARTICLES