asd
Trang chủGiáo DụcVăn mẫuCảm nhận của em về đoạn trích Chiếc lược ngà

Cảm nhận của em về đoạn trích Chiếc lược ngà

Bài văn mẫu cảm nhận của em về đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng được 9mobi chọn lọc từ nhiều bài văn và chia sẻ dưới đây. Các em học sinh và các thầy cô có thể tham khảo để giúp các em làm bài tập làm văn cảm nhận tốt hơn khi gặp bài văn này.

Tên bài viết: Em hãy viết cảm nhận của em về đoạn trích Chiếc lược ngà

Cảm nhận của em về đoạn trích Chiếc lược ngà

Cảm nhận của em về đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn văn Sáng lớp 9

 

I. Dàn ý chi tiết cảm nhận của em về đoạn trích Chiếc lược ngà

Sau đây là dàn ý bài văn cảm nhận về đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, các em cùng tham khảo để viết bài tốt nhất.

1. Mở bài

– Sơ lược về tác giả Nguyễn Quang Sáng và phong cách sáng tác.
– Vài nét về vị trí và nội dung của Chiếc lược ngà.
 

2. Thân bài:

a. Nhan đề:
– Nó là mơ ước của bé Thu và nó cũng tượng trưng cho tình cảm cha con sâu nặng của ông Sáu với cô bé Thu từ lúc còn sống cho đến cả lúc hy sinh.
– Là kỷ vật cuối cùng mà ông Sáu để lại cho con, đồng thời cũng khắc sâu nỗi đau đớn mà chiến tranh đã để lại trong mỗi gia đình, sự mất mát, đau thương, sự chia cắt.

b. Nhân vật bé Thu:

* Trước lúc nhận cha:
– Từ chối, bài xích tất cả mọi tình cảm sự chăm sóc mà ông Sáu dành cho cô bé (nêu dẫn chứng).
– Nguyên nhân: Bởi mặt ông Sáu có vết sẹo dữ tợn không giống người ba trong ảnh mà nó hằng nâng niu mong nhớ.
=> Tái hiện được cái nghịch cảnh éo le mà chiến tranh đã gây ra cho mỗi con người, không phải chỉ là sự chịu đựng gian khổ của người lính nơi chiến trường mà đó còn là sự đớn đau, khổ sở của cả những con người ở hậu phương.
=> Đồng thời cũng thể hiện những nét tính cách đặc sắc của bé Thu, hồn nhiên, bướng bỉnh, cá tính và vô cùng yêu thương cha mình, đặc biệt cách mà bé Thu từ chối tình cảm của ông Sáu cũng là một cách để cô bé bộc lộ tình cảm yêu cha vô cùng sâu nặng, thắm thiết.

… (còn nữa)

Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY

 

II. Bài văn mẫu cảm nhận của em về đoạn trích Chiếc lược ngà

 

1. Bài văn mẫu 1

Đoạn trích Chiếc lược ngà là nội dung chương trình học lớp 9 nên các em học sinh lớp 9 dễ dàng bắt gặp bài văn viết cảm nhận về đoạn trích Chiếc lược ngà. Do đó, việc tham khảo bài văn mẫu dưới đây.

Bài làm

Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê Chợ Mới, An Giang. Trong kháng chiến chống Pháp, ông tham gia bộ đội, hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Từ sau năm 1954, tập kết ra miền Bắc, Nguyễn Quang Sáng bắt đầu viết văn. Những năm chống Mĩ, ông trở về Nam Bộ tham gia kháng chiến và tiếp tục sáng tác văn học. Tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng có nhiều thể loại: Loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim và hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hòa bình. Truyện ngắn Chiếc lược ngà viết năm 1966 khi tác giả đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ và được đưa vào tập truyện cùng tên. Văn bản trong sách giáo khoa là đoạn trích phần giữa của truyện.

Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến, mãi đến khi con gái lên tám tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu không nhận ra cha vì vết sẹo trên mặt ba không còn giống trong bức ảnh chụp mà em đã biết. Em đối xử với ba như người xa lạ…. (còn nữa)

Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY

 

cam nhan cua em ve doan trich chiec luoc nga 2

Cảm nhận của em về đoạn trích truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

 

2. Bài văn mẫu 2

Lời mở đầu của bài văn mẫu cảm nhận của em về đoạn trích Chiếc lược ngà này hay, hấp dẫn, thu hút được người đọc. Bên cạnh đó, bài văn cũng bao gồm đầy đủ các ý chính.

Bài làm

Tình phụ tử là thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng và cao cả. Nếu tình mẫu tử là “nước trong nguồn” êm ái, nhẹ nhàng thì tình cảm cha dành cho con là “núi Thái Sơn”, vĩ đại, mạnh mẽ, bền bỉ và dài lâu. Với sự chiêm nghiệm đó, Nguyễn Quang Sáng đã viết tác phẩm Chiếc lược ngà, một truyện ngắn gây xúc động lòng người về tình cảm của cha con ông Sáu và bé Thu trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt. Vỏn vẹn trong vài ngày ông Sáu về thăm nhà, đoạn trích ngắn từ câu chuyện đã lấy đi bao nước mắt người đọc, thấu cảm về tình cha con, tình yêu thương gia đình máu mủ ruột già không gì có thể so sánh được và đặc biệt là tình cảm bền bỉ bé Thu dành cho người cha của mình.

Được sáng tác vào năm 1966, khi tác giả vừa là nhà văn, vừa là người lính tham gia chiến trường Nam Bộ, tác phẩm lấy bối cảnh tại một vùng quê sông nước. Ông Sáu, người lính dạn dày lão luyện có dịp về thăm nhà trong mấy ngày nghỉ phép. Tạm xa cảnh đạn bom loạn lạc, ông về với vợ và bé Thu – con gái ông. Nhưng thật éo le, cô con gái ông mới chỉ gặp một lần nhất định không chịu nhận cha, thậm chí còn hỗn láo, ruồng bỏ ông. … (còn nữa)

Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY

 

3. Bài văn mẫu 3

Bài văn mẫu cảm nhận của em về đoạn trích Chiếc lược ngà gồm có rất nhiều bài hay và bài văn mẫu số 2 này là một ví dụ điển hình giúp các em học sinh có thể ôn ngữ văn hiệu quả.

Bài làm

Nguyễn Quang Sáng (1932-2014), là một trong những tác giả nổi tiếng trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, từng là một người lính tham gia vào các chiến trường Nam Bắc thế nên các tác phẩm của ông luôn mang đậm hơi thở của thời đại. Trong hơn nửa thế kỷ chiến đấu và cầm bút ông đã để lại một số lượng tác phẩm lớn không thua kém gì so với các nhà văn cùng thời. Trước năm 1975 các sáng tác của ông chủ yếu là về đề tài người lính với những mất mát và đau thương trong chiến đấu, với bằng giọng văn mộc mạc, bình dị đậm chất người dân Nam Bộ ông đã tự tạo riêng cho mình một phong cách sáng tác không thể nhầm lẫn với bất cứ nhà văn nào khác. Chiếc lược ngà không phải là tác phẩm đầu tay nhưng lại là tác phẩm đẩy tên tuổi của Nguyễn Quang Sáng vụt lên nổi bật so với các tác giả đương thời. Đọc truyện ngắn ta mới thấu hiểu được rằng sự tàn ác, khốc liệt của chiến tranh không hẳn chỉ là những trận mưa bom bão đạn, những lần đổ máu trên chiến trường mà nó còn len lỏi tận vào hậu phương, len lỏi vào không gian gia đình, cắt vào trái tim mỗi con người những vết thương vô hình vô dạng nhưng đau đớn kéo dài cả cuộc đời. Có thể nói rằng Chiếc lược ngà là một tác phẩm có cái nhìn mới về nỗi đau cũng như những bi kịch trong chiến tranh ở một phương diện khác, một bộ mặt khác tàn bạo hơn của chiến tranh…. (còn nữa)

Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY

cam nhan cua em ve doan trich chiec luoc nga 3

Bài văn mẫu cảm nhận về đoạn trích Chiếc lược ngà

 

4. Bài văn mẫu 4

Ngay mở đầu, bài văn mẫu cảm nhận của em về đoạn trích Chiếc lược ngà này đã giới thiệu về nhà văn Nguyễn Quang Sáng để dẫn dắt vào bài Chiếc lược ngà. Các em có thể tham khảo để để học cách mở bài này.

Bài làm

Nguyễn Quang Sáng – nhà văn sinh ra, lớn lên và hoạt động chủ yếu trên chiến trường miền Nam, với lối viết mộc mạc, bình dị, đậm chất Nam Bộ, những trang viết của ông về cuộc sống, con người nơi đây trong hai cuộc kháng chiến ác liệt của dân tộc và trong những năm tháng sau hòa bình luôn để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” – câu chuyện cảm động về tình cha con, ra đời vào năm 1966 là một trong số những tác phẩm xuất sắc nhất của ông.

Trước hết, truyện ngắn “Chiếc lược ngà” đã xây dựng được hai tình huống truyện đặc sắc, để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn đọc. Tình huống được kể đến đầu tiên đó chính là cuộc gặp gỡ đầy xúc động của hai cha con ông Sáu sau tám năm trời đằng đẵng xa cách nhưng thật trớ trêu là bé Thu lại không chịu nhận cha. Đến lúc bé Thu nhận ra thì ông Sáu lại phải lên đường về lại đơn vị. Thêm vào đó, truyện còn xây dựng được tình huống độc đáo khác nữa, đó chính là khi ông Sáu ở khu căn cứ đã dồn hết tình yêu thương để làm tặng bé Thu một chiếc lược ngà nhưng chưa kịp trao con thì ông Sáu đã hi sinh. Trong lúc hấp hối, ông đã nhờ đồng đội chuyển cho con chiếc lược mình đã làm…. (còn nữa)

Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY

Các em có thể tham khảo thêm bài văn mẫu Cảm nhận tình cha con qua truyện ngắn Chiếc lược ngà, bài văn mẫu Phân tích nhân vật bé Thu trong đoạn trích truyện ngắn Chiếc lược ngà để hiểu rõ hơn về đoạn trích, cảm nhận được tình cảm thiêng liêng của cha con trong chiến tranh này.

Bài văn mẫu cảm nhận của em về đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng được 9mobi chọn lọc từ nhiều bài văn và chia sẻ dưới đây. Các em học sinh và các thầy cô có thể tham khảo để giúp các em làm bài tập làm văn cảm nhận tốt hơn khi gặp bài văn này.

Sending
User Review
0 (0 votes)

RELATED ARTICLES