Điểm GPA không phải là một khái niệm mới nhưng nhiều học sinh vẫn còn mơ hồ về GPA và không biết cách tính điểm GPA chính xác. Trong bài viết này, Trường Hải Tiến Giang sẽ chia sẻ đến bạn cách tính điểm GPA và bảng xếp hạng điểm GPA chi tiết.
I. Điểm GPA là gì?
GPA (Grade Point Average) là điểm trung bình học tập của một học sinh/ sinh viên theo hệ thống giáo dục Mỹ. Điểm GPA được dùng để đánh giá năng lực, trình độ học tập của học sinh/ sinh viên trong từng học kỳ, năm học. Dựa vào điểm GPA, nhà trường có thể xếp loại học sinh thành các nhóm khác nhau và đưa ra giáo trình giảng dạy phù hợp nhất.
II. Cách tính điểm GPA
Hệ thống giáo dục Mỹ khác với hệ thống giáo dục Việt Nam, các bài kiểm tra, giám định chất lượng học tập tại Mỹ được đánh giá với các chữ cái A, B, C, D và F thay vì chấm điểm số cụ thể. Dựa vào các chữ cái đó, chúng ta có thể quy đổi với số điểm như sau:
- Điểm A (cao nhất): Tương đương với 4 điểm
- Điểm B (điểm khá): Tương đương với 3 điểm
- Điểm C (điểm trung bình): Tương đương với 2 điểm
- Điểm D (điểm yếu): Tương đương với 1 điểm
- Điểm F (điểm kém): Tương đương với 0 điểm
Điểm GPA được tính bằng công thức như sau:
Tổng điểm trung bình các môn |
= Điểm GPA |
1. Cách tính điểm GPA bậc THPT
Tổng điểm trung bình các năm |
= Điểm GPA |
Tùy theo quy định giáo dục của từng quốc gia, từng trường khác nhau mà cách tính điểm GPA có sự khác biệt đôi chút. Tuy nhiên, cách tình điểm GPA của bậc THPT không quá nhiều khác biệt và điểm trung bình này cũng được giáo viên nhắc đến nhiều lần trước các kỳ thi THPT Quốc gia. Điểm GPA hiểu một cách đơn giản đó chính là điểm trung bình cộng 3 năm học THPT.
Ví dụ: Điểm trung bình Lớp 10: 8.3 ; Lớp 11: 7.5 ; Lớp 12: 5.6; thì điểm GPA được tính như sau: (8.3 + 7.5 + 5.6)/ 3 = 7.13.
2. Cách tính điểm GPA bậc đại học, cao đẳng
Tổng điểm trung bình môn * số tín chỉ/môn học |
= Điểm GPA |
Đối với bậc đại học, các tính điểm GPA có nhiều sự khác biệt do phải quy định theo từng tiêu chuẩn Quốc gia khác nhau. Nhìn chung vẫn được tính toán theo công thức trên. Sự khác biệt lớn nhất là Mỹ dùng thang điểm 4 và Việt Nam dùng thang điểm 10. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta phải đổi thang điểm 10 sang thang điểm chữ A,B,C,D,F và tính theo thang điểm 4 của Mỹ. (Bảng quy đổi thang điểm 10 sang thang điểm 4 sẽ được chia sẻ ở cuối bài viết).
Ví dụ: Điểm trung bình môn Toán là 4 (3 tín chỉ), điểm trung bình môn Anh là 2 (2 tín chỉ), điểm trung bình môn Lý là 3 (3 tín chỉ) thì điểm GPA được tính như sau: (4*3 + 2*2 + 3*3)/ (3+2+3) = 3.12.
III. Bảng quy đổi thang điểm 10, thang điểm 100 sang thang điểm 4 và điểm GPA
Thang điểm chữ |
Thang điểm 100 |
Thang điểm 10 |
Thang điểm 4 |
Điểm GPA |
A+ |
97 – 100 |
9.5 – 10 |
4.0 |
4.0 |
A |
93 – 96 |
8.5 – 9.4 |
4.0 |
4.0 |
A- |
90 – 92 |
|
3.7 |
4.0 |
B+ |
87 – 89 |
8.0 – 8.4 |
3.3 |
3.5 |
B |
83 – 86 |
7.0 – 7.9 |
3.0 |
3.0 |
B- |
80 – 82 |
|
2.7 |
3.0 |
C+ |
77 – 79 |
6.5 – 6.9 |
2.3 |
2.5 |
C |
73 – 76 |
5.5 – 6.4 |
2.0 |
2.0 |
C- |
70 – 72 |
|
1.7 |
2.0 |
D+ |
67 – 69 |
5.0 – 5.4 |
1.3 |
1.5 |
D |
65 – 66 |
4.0 – 4.9 |
1.0 |
1.0 |
F |
<65 |
< 4.0 |
0.0 |
0 |
IV. Điểm GPA bao nhiêu thì xếp hạng giỏi?
Những du học sinh thích “săn” học bổng thì điểm số GPA vô cùng quan trọng, chỉ cần điểm GPA ở mức tốt là có thể được học bổng free tiền học,… Vậy nên, hầu hết các du học sinh Việt Nam khi sang nước ngoài đều cố gắng học tập để có được chất lượng tốt, điểm GPA cao và được nhà trường xét duyệt học bổng. Nếu như bạn chưa tự tin với kết quả của mình, bạn cũng có thể tự tính điểm GPA và điều chỉnh quá trình học tập sao cho phù hợp nhất.
Điểm GPA |
Xếp hạng |
Điểm GPA 3.60 – 4.00 |
Xuất sắc |
Điểm GPA 3.20 – 3.59 |
Giỏi |
Điểm GPA 2.50 – 3.19 |
Khá |
Điểm GPA 2.00 – 2.49 |
Trung bình |
Điểm GPA dưới 2.00 |
Yếu |
V. Một số thuật ngữ GPA bạn nên biết
Ngoài thuật ngữ GPA, chúng ta có nhiều thuật ngữ mở rộng khác nhau liên quan đến GPA. Hiểu được các thuật ngữ GPA, bạn sẽ hiểu người đối diện bạn nói chuyện và đưa ra các phương án học tập hiệu quả.
- Weighted GPA: Điểm GPA dựa theo trọng số, được tính theo độ khó của môn học (thường được tính theo thang điểm 0.00 – 5.00). Nhiều trường đại học nước ngoài chia các lớp học theo trình độ học tập từ dễ đến khó, từ đó đưa ra được phương án dạy học phù hợp. Xếp loại các lớp học như sau: Regular Classes – Lớp cơ bản; Honor Classes – Lớp chuyên sâu; IAP – Advanced Placement Classes – Lớp trình độ cao. Quy đổi điểm được nhà trường quy định riêng, ví dụ: Điểm A của lớp cơ bản là 4.0 thì điểm A của Lớp chuyên sâu là 4.5 và Lớp trình độ cao là 5.0.
- Unweighted GPA: Điểm GPA không dựa theo trọng số, không được tính theo độ khó của môn học. Điều này đồng nghĩa với việc thang điểm của lớp cơ bản, lớp chuyên sâu và lớp trình độ nâng cao bằng nhau. Điểm A của lớp cơ bản bằng điểm A của lớp chuyên sâu và lớp trình độ cao.
- GPA out of: Dùng để chỉ thang điểm GPA với con số đại diện cho thang điểm phía sau. Ví dụ: GPA out of 5 thì có nghĩa là GPA tính theo dựa trên thang điểm 5.
- Cumulative GPA hay Cumulative Grade Point Average (CGPA): Điểm số trung bình tích lũy. Một số trường dùng song song cả điểm GPA và CGPA để đánh giá học sinh, sinh viên và xét học bổng.
Trên bài viết này, Trường Hải Tiến Giang đã chia sẻ đến bạn cách tính điểm GPA và giải đáp các thắc mắc về GPA. Chúc bạn một ngày vui vẻ!
Điểm GPA không phải là một khái niệm mới nhưng nhiều học sinh vẫn còn mơ hồ về GPA và không biết cách tính điểm GPA chính xác. Trong bài viết này, Trường Hải Tiến Giang sẽ chia sẻ đến bạn cách tính điểm GPA và bảng xếp hạng điểm GPA chi tiết.