asd
Trang chủPhần MềmCách tìm lỗi bộ nhớ bằng Memory Diagnostic Tool

Cách tìm lỗi bộ nhớ bằng Memory Diagnostic Tool

Đột ngột khởi động lại, đóng băng, treo ứng dụng hay thậm chí là màn hình xanh – đây có thể là dấu hiệu của việc lỗi RAM. Trước khi bạn bắt đầu thay thế bộ nhớ của máy tính, hãy dùng Memory Diagnostic của Windows 10 để tìm hiểu xem liệu vấn đề có thực sự nằm ở đó hay không.

Cách tìm lỗi bộ nhớ bằng Memory Diagnostic Tool

Cách Diagnostic hoạt động

Nhiều tool khắc phục sự cố Windows 10 vẫn hoạt động trong khi bạn dùng máy tính của mình. Tuy nhiên, tool này yêu cầu bạn khởi động lại và sau đó chạy trong quá trình khởi động. Theo mặc định, nó chạy ở Chế độ tiêu chuẩn và 2 lần thử nghiệm. Sau đó, máy tính của bạn khởi động lại một lần nữa và cung cấp kết quả kiểm tra.

xây dựng tool Memory Diagnostic

Bạn phải lên lịch để Memory Diagnostic Windows 10 chạy trong lần khởi động lại tiếp theo. Bạn nhập Memory vào ô tìm kiếm Start rồi chạy ứng dụng này dưới quyền quản trị viên (Run as administrator).

Nhập Memory vào ô tìm kiếm Start rồi chạy ứng dụng này dưới quyền quản trị viên

Tiếp theo, bạn sẽ được hỏi:

  • Restart now and check for problems: Khởi động lại và kiểm tra lỗi ngay lập tức.
  • Check for problems the next time I start my computer: Chạy kiểm tra lỗi sau khi bạn khởi động lại máy. Nếu bạn vẫn còn bất kỳ dự án nào chưa lưu, hãy chọn lựa chọn này và quay trở lại lưu những gì còn dang dở.

Chọn 1 trong 2 lựa chọn trong Check your computer for memory problems

Chạy kiểm tra bộ nhớ

Nếu bạn khởi động lại, Memory Diagnostic sẽ khởi chạy. Không tắt máy tính của bạn trong quá trình này. Máy tính sẽ khởi động lại bình thường sau khi quá trình kiểm tra kết thúc hoàn toàn.

Theo mặc định, tool này sẽ chạy ở Standard Mode (chế độ thông thường), phù hợp để phát hiện hầu hết các vấn đề. Bài kiểm tra chỉ mất khoảng mười phút.

Máy tính sẽ khởi động lại bình thường sau khi quá trình kiểm tra kết thúc hoàn toàn

Nếu bạn vẫn gặp phải sự cố, hãy chạy lại tool nhưng nhấn F1 trên bàn phím ngay khi máy tính khởi động. Điều hướng đến Extended F10 để chạy chế độ kiểm tra lỗi nâng cao.

Điều hướng đến Extended và F10 để chạy chế độ kiểm tra lỗi nâng cao

Kiểm tra Nâng cao mất nhiều thời gian hơn và đi sâu hơn. Nếu bạn cần một lượt kiểm tra nhanh hơn và đơn giản hơn, hãy chọn Basic.

Xem lại kết quả của bạn

Memory Diagnostic cung cấp cho bạn kết quả sau khi quá trình khởi động lại kết thúc. Bạn sẽ thấy kết quả trên màn hình của mình. Nếu không có gì xuất hiện, hãy xem kết quả trong Event Viewer.

  • Nhập Event viewer vào ô tìm kiếm Start và mở ứng dụng này dưới quyền quản trị viên.
  • Nhập Event viewer vào ô tìm kiếm Start và mở ứng dụng này dưới quyền quản trị viên

  • Bạn nhấn vào dấu mũi tên bên cạnh Windows Logs.
  • Click chuột phải vào System và chọn Find…
  • Click chuột phải vào System và chọn Find

  • Nhập dòng mã sau vào hộp tìm kiếm: “MemoryDiagnostics-Results”, rồi nhấn Find Next.
  • Nhập MemoryDiagnostics-Results rồi click Find Next

  • Kết quả kiểm tra bộ nhớ sẽ xuất hiện với Source là “Memor…”, bạn click vào thông tin này để tìm hiểu xem có lỗi hay không.
  • Click vào kết quả kiểm tra để tìm hiểu xem có lỗi hay không

  • Xem mô tả kết quả, trong trường hợp của tôi thì Windows không phát hiện ra lỗi đến từ RAM.
  • Xem mô tả kết quả, trong trường hợp của tôi thì Windows không phát hiện ra lỗi đến từ RAM

    Bước tiếp theo

    Nếu kết quả của bạn cho thấy không có lỗi, có lẽ đó không phải là vấn đề về bộ nhớ. Tuy nhiên, nếu có lỗi, bạn có thể nghiên cứu mô tả lỗi và chi tiết để xác định xem việc thay thế bộ nhớ có khắc phục được sự cố hay không. Tùy thuộc vào loại máy tính của bạn, bạn có thể tự thay thế RAM hoặc đem máy tính đi bảo hành.

    Đột ngột khởi động lại, đóng băng, treo ứng dụng hay thậm chí là màn hình xanh – đây có thể là dấu hiệu của việc lỗi RAM. Trước khi bạn bắt đầu thay thế bộ nhớ của máy tính, hãy dùng Memory Diagnostic của Windows 10 để tìm hiểu xem liệu vấn đề có thực sự nằm ở đó hay không.

    Sending
    User Review
    0 (0 votes)

    RELATED ARTICLES