làm cải cách tư pháp với mục tiêu nâng cao vị thế, vai trò của Tòa án trong tố tụng dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích của nhà nước, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 được ban hành thay thế cho Bộ luật dân sự 2004. Mời bạn đọc cùng Trường Hải Tiến Giang tìm hiểu nội dung chi tiết tại bài viết sau.
Để có một cơ chế giải quyết các tranh chấp, bảo vệ quyền, lợi ích trong các giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại, hôn nhân và gia đình, pháp luật hiện hành đã có sự hiện diện của Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) – là văn bản điều chỉnh trực tiếp nhất về lĩnh vực tố tụng tại Tòa án.
Luật tố tụng dân sự là gì? Tìm hiểu về nội dung Bộ luật 92/2015/QH13 Tố tụng dân sự
1. Khái quát về Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
2. Nội dung chính của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
3. Những điểm mới cơ bản của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
* Tải luật tố tụng dân sự mới nhất TẠI ĐÂY
1. Khái quát về Bộ luật tố tụng dân sự 2015
– Bộ luật tố tụng dân sự 2015 được thông qua tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII, ngày 25/11/2015 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2016.
– Kể từ ngày 01/7/2016, BLTTDS 2004, sửa đổi, bổ sung 2011 hết hiệu lực.
– Bộ luật tố tụng dân sự 2015 bao gồm 10 phần với 42 Chương tương ứng với 517 Điều. So với BLTTDS 2004, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có rất nhiều các sửa đổi, trong đó có:
+ 63 điều được giữ nguyên;
+ 350 điều được sửa đổi bổ sung;
+ 07 điều được bãi bỏ.
– Phạm vi điều chỉnh của BLTTDS 2015 theo quy định tại Điều 1 Luật này gồm:
+ Nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự;
+ Trình tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án giải quyết các vụ án dân sự.
+ Trình tự, thủ tục yêu cầu tòa án giải quyết việc dân sự.
+ Thủ tục công nhận cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam, phán quyết của trọng tài thương mại.
+ Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng.
+ Quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, của cơ quan, tổ chức liên quan.
Bộ luật tố tụng dân sự 2015 với những nội dung cơ bản
2. Nội dung chính của Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Dựa trên các phần được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, có thể xác định các nội dung chính của Bộ luật này như sau:
– Những quy định chung.
– Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm.
– Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm.
– Giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn.
– Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
– Thủ tục giải quyết việc dân sự.
– Thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài; công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài.
– Thủ tục giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
– Thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án.
– Xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự, khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự.
3. Những điểm mới cơ bản của Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Bộ luật tố tụng dân sự 2015 được ban hành có rất nhiều các điểm mới so với BLTTDS 2004, tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu một số các điểm mới nổi bật như sau:
– Tại Điều 4, Khoản 2 quy định về việc tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.
– Mở rộng quyền cho đương sự theo quy định tại Điều 70, Điều 72 và Điều 73.
– Bổ sung thêm các loại chi phí tố tụng như chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài; chi phí định giá tài sản; chi phí cho người làm chứng,…
– Bổ sung các nội dung về thủ tục, trình tự tại phiên tòa sơ thẩm.
– Bổ sung các quy định về giải quyết theo thủ tục rút gọn; yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn theo Luật hôn nhân gia đình; yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài tòa án,…
Có thể thấy rằng, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đã và đang trở thành cơ sở pháp lý vững chắc cho tất cả các đối tượng liên quan làm để đảm bảo một cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả và tối ưu. Tiếp theo, bạn đọc có thể xem thêm các văn bản quy phạm pháp luật khác như Luật thanh tra hay Luật tố tụng hành chính, Luật khiếu nại, Luật kinh tế,…, để gia tăng kiến thức, hiểu biết về pháp luật.
Để có một cơ chế giải quyết các tranh chấp, bảo vệ quyền, lợi ích trong các giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại, hôn nhân và gia đình, pháp luật hiện hành đã có sự hiện diện của Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) – là văn bản điều chỉnh trực tiếp nhất về lĩnh vực tố tụng tại Tòa án.