Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024 gồm 3 đề thi có đáp án hướng dẫn giải chi tiết, chính xác kèm theo ma trận. Thông qua đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức lớp 11 quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu tham khảo để ra đề thi cho các em học sinh của mình.
TOP 3 Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức được biên soạn rất đa dạng với mức độ câu hỏi khác nhau. Hi vọng qua tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành giúp các em học sinh lớp 11 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Vậy sau đây là trọn bộ 3 đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024 mời các bạn cùng theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm bộ đề thi giữa kì 2 Toán 11 Kết nối tri thức,
1. Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức – Đề 1
1.1 Đề kiểm tra giữa kì 2 môn Ngữ văn 11
PHÒNG GD&ĐT…………. TRƯỜN THPT………… |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM 2023 – 2024 MÔN NGỮ VĂN 11 Thời gian: 90 phút |
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
Cách sống bao dung là sống bằng tình yêu thương chia sẻ với những người xung quanh mình, giúp đỡ họ khi gặp khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần. Không ai biết trước được ngày mai sẽ ra sao nên đừng quá chấp nhặt những sai lầm của người khác.
…Đừng bao giờ giữ mãi lòng thù hận cá nhân, hãy biết bao dung và rộng lượng với người khác. Khi bạn tha thứ, tâm hồn bạn sẽ thanh thản hơn rất nhiều. Bởi chúng ta ai cũng cần có những phút để nhìn nhận lại mình và tha thứ sẽ giúp họ nhận ra được rằng: cuộc đời còn có nhiều thứ họ cần phải làm tốt hơn để không phụ lòng bao dung mong mỏi của những người đã tha thứ cho họ.
Lòng bao dung và vị tha là điều mà từ xưa đến nay con người luôn hướng đến. Nó không chỉ thể hiện tinh thần tốt đẹp của người Việt mà còn thể hiện tinh thần nhân ái bao la của con người. Ngày nay chúng ta cần đến lòng bao dung để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, con người gần gũi với nhau hơn. Lòng bao dung đưa con người đến những giá trị của chân thiện mỹ giúp con người trở nên hoàn thiện hơn”.
(NGHỆ THUẬT SỐNG – hanhtrinhdelta.edu.vn)
Câu 1 (1 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2 (1 điểm): Nêu nội dung và đặt tiêu đề cho đoạn trích.
Câu 3 (1 điểm): Theo tác giả, tại sao ngày nay mỗi con người chúng ta cần đến lòng bao dung?
Câu 4 (2 điểm): Anh/chị hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 7-10 dòng nêu ý nghĩa của lòng bao dung đối với bản thân mình và đối với xã hội.
II. PHẦN VIẾT (5.0 điểm)
Phân tích 8 câu cuối trong đoạn trích Trao duyên.
1.2 Đáp án đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 11
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (1 điểm):
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận
Câu 2 (1 điểm):
Nội dung: Lòng bao dung cần có trong mỗi người và nó mang đến cho con người những giá trị tốt đẹp.
Tiêu đề: Lòng bao dung
Câu 3 (1 điểm):
Theo tác giả, ngày nay mỗi con người chúng ta cần đến lòng bao dung vì: lòng bao dung giúp cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, con người gần gũi với nhau hơn, đưa con người đến những giá trị của chân thiện mỹ và trở nên hoàn thiện hơn. Không ai biết trước được ngày mai sẽ ra sao nên đừng quá chấp nhặt những sai lầm của người khác.
Câu 4: (2 điểm)
Em đồng ý với quan điểm: “Lòng bao dung đưa con người đến những giá trị của chân thiện mỹ giúp con người trở nên hoàn thiện hơn” vì lòng bao dung là một phẩm chất tốt đẹp mà chúng ta cần có để có thể sửa đổi mình, tiến bộ hơn mỗi ngày. Chỉ khi bao dung, trái tim và tâm hồn ta mới thêm rộng mở. Con người có ai mà chẳng có một hai lần phạm lỗi sai. Khi ta học được bao dung, bao dung với mọi người và bao dung với chính mình thì ta mới có thể sống vui vẻ, tích cực hơn. Chân thiện mĩ là một hành trình dài, và bao dung là cách ta đang cố gắng học tập để nâng mình lên cho phù hợp nhất, cho đúng nhất và tốt nhất.
II. PHẦN VIẾT (5.0 điểm)
Dàn ý tham khảo
I. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều: Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc danh nhân văn hóa thế giới, Truyện Kiều được xem là kiệt tác của nền văn học được dịch ra nhiều thứ tiếng.
- Giới thiệu đoạn trích Trao duyên: Vị trí, nội dung
- Đoạn cuối 8 câu cuối đoạn: Tâm trạng đau đớn đến cùng cực của Thúy Kiều khi hướng về tình yêu của mình và Kim Trọng.
- Trích dẫn thơ:
II. Thân bài:
*Tám câu thơ cuối: Kiều trở về thực tại đau xót khi nhớ tới Kim Trọng
– Hình thức: Lời thơ chuyển từ đối thoại sang độc thoại
– Tâm trạng: Nàng ý thức rõ về cái hiện hữu của mình: “trâm gãy gương tan”, “tơ duyên ngắn ngủi”, “phận bạc như vôi”, “nước chảy hoa trôi lỡ làng”
→ Hình ảnh gợi tả số phận đầy đau khổ, dở dang, bạc bẽo, lênh đênh trôi nổi
– Nghệ thuật đối lập: quá khứ >< hiện tại
→ Khắc sâu nỗi đau của Kiều trong hiện tại.
– Các hành động
- Nhận mình là “người phụ bạc”
- Lạy: cái lạy tạ lỗi, vĩnh biệt khác với cái lạy nhờ cậy lúc đầu
- Hai lần gọi tên Kim Trọng: tức tưởi, nghẹn ngào, đau đớn đến mê sảng.
→ Kiều quên đi nỗi đau của mình mà nghĩ nhiều đến người khác, đó chính là đức hy sinh cao quý
* Tóm lại: 8 câu cuối đoạn
- Nội dung: Tâm trạng đau đớn đến cùng cực của Thúy Kiều khi hường về tình yêu của mình và Kim Trọng.
- Nghệ thuật: Sử dụng từ ngữ biểu cảm, thành ngữ, câu cảm thán, các điệp từ.
III. Kết bài:
- Khái quát nội dung và nghệ thuật của đoạn trích
- Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân: Đây là trích đoạn hay và cảm động nhất của Truyện Kiều, đem lại nhiều xúc cảm nơi người đọc.
1.3 Ma trận đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 11
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)
MÔN: NGỮ VĂN 11 – KẾT NỐI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ |
MỨC ĐỘ |
Tổng số câu |
Điểm số |
||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
VD cao |
||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||
Đọc hiểu văn bản |
0 |
1 |
0 |
1 |
|
|
|
|
0 |
2 |
2 |
Thực hành tiếng Việt |
|
|
|
|
|
|
0 |
1 |
0 |
1 |
1 |
Viết |
|
|
|
|
0 |
2 |
|
|
0 |
2 |
7 |
Tổng số câu TN/TL |
0 |
1 |
0 |
1 |
0 |
2 |
0 |
1 |
0 |
5 |
10 |
Điểm số |
0 |
1 |
0 |
1 |
0 |
7 |
0 |
1 |
0 |
10 |
10 |
Tổng số điểm |
1.0 điểm 10% |
1.0 điểm 10% |
7.0 điểm 70% |
1.0 điểm 10% |
10 điểm 100 % |
10 điểm |
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)
MÔN: NGỮ VĂN 11 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL(số ý) | TN(số câu) | TL(số ý) | TN(số câu) | |||
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN |
4 |
0 |
||||
Nhận biết |
– Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ. – Nhận biết được phong cách ngôn ngữ phương thức biểu đạt. – Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được dùng trong bài thơ. |
1 |
C1 |
|||
Thông hiểu |
– Hiểu và lí giải được tình cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. – Hiểu được nội dung chính của văn bản – Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. -Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần nhịp, biện pháp tu từ. |
1 |
C3 |
|||
Vận dụng |
– Trình bày được những cảm nhận sâu sắc rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân. – Đánh giá nét độc đáo của văn bản thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống qua cách dùng từ ngữ hình ảnh và giọng điệu. -Thông điệp từ văn bản |
1 |
C4 |
|||
Vận dụng cao |
– Hiểu được nội dung chính của văn bản – Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc đồng thời đặt nhan đề cho bài đọc. |
1 |
C2 |
|||
VIẾT |
1 |
0 |
||||
Vận dụng |
Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện/thơ: *Nhận biết – Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện. – Xác định được kiểu bài phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện; vấn đề nghị luận ( chủ đề, những đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) – Giới thiệu tác giả, tác phẩm. *Thông hiểu – Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm truyện/thơ – Lý giải được một số đặc điểm của thể loại qua tác phẩm – Phân tích cụ thể rõ ràng về tác phẩm thơ/truyện ( chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) với những cứ liệu sinh động. * Vận dụng – Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu các phép liên kết các phương thức biểu đạt các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/ truyện – Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/truyện; vị trí, đóng góp của tác giả. |
1 |
C1 phần tự luận |
2. Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức – Đề 2
2.1 Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 11
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
THÚY KIỀU BÁO ÂN BÁO OÁN
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Tóm tắt Truyện Kiều
* Gặp gỡ và đính ước
Thúy Kiều là thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, con gái đầu lòng gia đình trung lưu, sống trong cảnh êm đềm cùng hai em Thúy Vân, Vương Quan. Trong buổi du xuân Thúy Kiều gặp Kim Trọng và đem lòng yêu chàng, hai người đã tự ý thề nguyền và đính ước với nhau.
* Gia biến và lưu lạc
Khi Kim Trọng về quê chịu tang chú thì gia đình Kiều gặp nạn, Kiều phải bán mình chuộc cha. Kiều bị bọn buôn người Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, đẩy vào lầu xanh. Sau đó nàng được Thúc Sinh, cứu khỏi lầu xanh, nhưng sau đó nàng bị Hoạn Thư ghen, đày đọa, Kiều tới nương tựa nơi cửa Phật. Sư giác Duyên vô tình gửi nàng cho Bạc Bà, Kiều hai lần rơi vào lầu xanh được Từ Hải cứu, giúp nàng báo ân báo oán. Thúy Kiều mắc mưu Hồ Tôn Hiến, Từ Hải chết, nàng bị ép gả cho viên thổ quan, Kiều đau đớn nên trẫm mình xuống sông Tiền Đường tự tử. Nàng được sư Giác Duyên cứu giúp.
* Đoàn tụ
Sau nửa năm chịu tang chú, Kim Trọng trở về, dù kết duyên với em gái Thúy Kiều là Thúy Vân nhưng lòng chàng vẫn khôn nguôi nhớ Kiều. Nhờ sư Giác Duyên, Kim Kiều đoàn tụ cùng vui duyên “bạn bầy”.
Sau đây là đoạn trích từ Truyện Kiều
Cho gươm mời đến Thúc lang
Mặt như chàm đổ mình đường dẽ run
Nàng rằng: “Nghĩa nặng nghìn non
Lâm Tri người cũ chàng còn nhớ không?
Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng
Tại ai há dám phụ lòng cố nhân?
Gấm trăm cuốn bạc nghìn cân
Tạ lòng dễ xứng báo ân gọi là
Vợ chàng quỉ quái tinh ma
Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau
Kiến bò miệng chén chưa lâu
Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa”
Thoắt trông nàng đã chào thưa:
“Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!
Đàn bà dễ có mấy tay
Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan!
Dễ dàng là thói hồng nhan
Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều”
Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu
Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca
Rằng: “Tôi chút phận đàn bà
Ghen tuông thì cũng người ta thường tình
Nghĩ cho khi gác viết kinh
Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo
Lòng riêng riêng những kính yêu
Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai
Trót lòng gây việc chông gai
Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng”
Khen cho: “Thật đã nên rằng
Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời
Tha ra thì cũng may đời
Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen
Đã lòng tri quá thì nên”
Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay.
Câu 1. Đọc tóm tắt và cho biết Kiều báo ân báo oán thuộc phần nào của tác phẩm?
A. Gặp gỡ và đính ước
B. Gia biến và lưu lạc
C. Đoàn tụ
D. Giới thiệu tác phẩm
Câu 2. Dòng nào nhận xét đúng về tính cách Hoạn Thư qua những lời đối đáp với Thúy Kiều?
A. Khôn ngoan, giảo hoạt
B. Nhu nhược, hèn nhát
C. Mưu mô, cơ hội
D. Hiền lành, thật thà
Câu 3. Đoạn trích trên kể về việc:
A. Thúy Kiều báo oán những người đã hại mình
B. Thúy Kiều báo ân những người đã giúp đỡ mình
C. Thúy Kiều báo ân Thúc Sinh và báo oán Hoạn Thư
D. Thúy Kiều báo oán Thúc Sinh và báo ân Hoạn Thư
Câu 4. Thái độ của Kiều trước sự chối tội của Hoạn Thư là gì?
A. Thúy Kiều xuôi lòng tha bổng cho Hoạn Thư, và còn khen ngợi Hoạn Thư “khôn ngoan”
B. Trách phạt Hoạn Thư vì đã từng gieo đau khổ cho mình
C. Vui mừng vì Hoạn Thư biết hối lỗi, sợ sệt
D. Không biết đối đáp với Hoạn Thư ra sao vì Hoạn Thư quá xảo quyệt
Câu 5. Vì sao Kiều lại tha tội cho Hoạn Thư?
A. Kiều tự cảm thấy mình cũng có lỗi (lấy Thúc Sinh).
B. Kiều cảm thông với cảnh ngộ Hoạn Thư.
C. Tuy bị hành hạ, bị đánh ghen nhưng sau đó, Hoạn Thư đã cho Kiều ra Quan Âm các “viết kinh”, và khi Kiều bỏ trốn cũng không truy bắt, “dứt tình chẳng theo”.
D. Kiều nhân hậu, vị tha, độ lượng.
Câu 6. Nhận định nào không phải là lí lẽ Hoạn Thư đưa ra để gỡ tội cho mình?
A. Đổ hết mọi tội lỗi cho Thúc Sinh.
B. Nhận hết tội về mình và mong Kiều tha thứ.
C. Dựa vào tâm lí tình của một người phụ nữ để gỡ tội
D. Kể lại công của mình đã cho Kiều ra viết kinh ở gác Quan Âm.
Câu 7. Qua lời Kiều nói với Thúc Sinh, em thấy Kiều là nhân vật như thế nào?
A. Nàng trân trọng việc Thúc Sinh chuộc nàng khỏi lầu xanh.
B. Nàng gọi Thúc Sinh là người cũ mang sắc thái thân mật, gần gũi, gọi là cố nhân một cách trân trọng
C. Nàng thấy mang nặng ân nghĩa với Thúc Sinh, không sao đền đáp được
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 8. Ý nghĩa lớn nhất của đoạn trích Kiều báo ân báo oán là gì?
A. Thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của Thúy Kiều.
B. Phản ánh ước vọng công lí chính nghĩa ở thời đại Nguyễn Du.
C. Thể hiện sự hèn nhát, nhu nhược của Thúc Sinh.
D. Cho thấy sự khôn ngoan, sắc sảo của Hoạn Thư.
Câu 9 (1,0 điểm) Những lời đầu tiên Kiều nói với Hoạn Thư có giọng điệu thế nào? Thái độ của Kiều thể hiện qua giọng điệu ấy?
Câu 10 (1,0 điểm) Vì sao Thúy Kiều tha bổng cho Hoạn Thư? Việc làm ấy của Kiều hợp lí hay không hợp lí, là đúng hay đáng trách? Lí giải cách lựa chọn của em.
Phần II. Viết (4,0 điểm)
Anh/ chị hay viết bài văn thuyết minh về đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du).
2.2 Đáp án đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 11
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Câu |
Nội dung |
Điểm |
Câu 1 |
B. Gia biến và lưu lạc |
0,5 điểm |
Câu 2 |
A. Khôn ngoan, giảo hoạt |
0,5 điểm |
Câu 3 |
C. Thúy Kiều báo ân Thúc Sinh và báo oán Hoạn Thư |
0,5 điểm |
Câu 4 |
A. Thúy Kiều xuôi lòng tha bổng cho Hoạn Thư, và còn khen ngợi Hoạn Thư “khôn ngoan” |
0,5 điểm |
Câu 5 |
D. Kiều nhân hậu, vị tha, độ lượng. |
0,5 điểm |
Câu 6 |
A. Đổ hết mọi tội lỗi cho Thúc Sinh. |
0,5 điểm |
Câu 7 |
D. Cả 3 đáp án trên |
0,5 điểm |
Câu 8 |
B. Phản ánh ước vọng công lí chính nghĩa ở thời đại Nguyễn Du. |
0,5 điểm |
Câu 9 |
– Những lời đầu tiên Kiều nói với Hoạn Thư có giọng điệu mỉa mai, đay nghiến. Chào, thưa Hoạn Thư là “tiểu thư” mặc dù vị thế hai người đã đảo ngược. – Thái độ Kiều: quyết liệt trong trả thù, báo trước những điều dữ dội sắp xảy ra. |
1,0 điểm |
Câu 10 |
– Kiều tha bổng Hoạn Thư vì: + Những lập luận lí lẽ mà Hoạn Thư đưa ra chặt chẽ, có lí khó mà bắt bẻ được. + Bản tính của Kiều vốn rất nặng tình nặng nghĩa, giàu lòng cảm thương, nàng không chỉ yêu thương mọi người mà còn rất rộng lượng với kẻ thù. – Việc Kiều tha bổng Hoạn Thư là hợp lý là đúng. Vì cách gỡ tội khôn khéo của Hoạn Thư song chủ yếu là vì lòng Kiều vốn vị tha nhân hậu. |
1,0 điểm |
Phần II. Viết (4,0 điểm)
Câu |
Nội dung |
Điểm |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh Đảm bảo cấu trúc ba phần: Mở – Thân – Kết. |
0,25 điểm |
|
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Viết bài văn thuyết minh đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán – Nguyễn Du. |
0,25 điểm |
|
c. Bài viết có thể làm theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau: 1. Mở bài – Giới thiệu tác, tác phẩm. – Giới thiệu giá trị nổi bật của tác phẩm (nhân đạo). 2. Thân bài – Giới thiệu ngắn gọn về con người và sự nghiệp của tác giả – Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác và thể loại của tác phẩm – Thuyết minh về đề tài, nội dung, cảm hứng chủ đạo (dùng yếu tố nghị luận, biểu cảm) – Nghệ thuật nổi bật của tác phẩm (Yếu tố tự sự; nghệ thuật trữ tình; nghệ thuật đối lập…) – Giá trị tư tưởng: Tấm lòng nhân đạo cao cả 3. Kết bài – Khẳng định giá trị giáo dục của tác phẩm – Tác động của tác phẩm tới nhận thức, cảm xúc của bản thân |
3,0 điểm |
|
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. |
0,25 điểm |
|
e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng. |
0,25 điểm |
|
Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. |
……..
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 11
Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024 gồm 3 đề thi có đáp án hướng dẫn giải chi tiết, chính xác kèm theo ma trận. Thông qua đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức lớp 11 quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu tham khảo để ra đề thi cho các em học sinh của mình.