Đề thi giữa kì 2 Văn 9 năm 2024 – 2025 gồm 12 đề có đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận. Qua đề thi giữa kì 2 Văn 9 giúp các bạn học sinh ôn luyện củng cố kiến thức để biết cách ôn tập đạt kết quả cao.
Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 9 được biên soạn gồm 3 sách Cánh diều, Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức với cấu trúc mới 100% tự luận gồm 40% trắc nghiệm kết hợp 70% tự luận. Hi vọng qua đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 9 sẽ giúp các em học sinh lớp 9 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Đồng thời đây cũng là tài liệu hữu ích giúp giáo viên ra đề ôn luyện cho các em học sinh của mình. Bên cạnh đó các bạn xem thêm bộ đề thi giữa kì 2 GDCD 9.
TOP 12 Đề Văn giữa kì 2 lớp 9 năm 2024 – 2025
- 1. Đề thi giữa kì 2 Văn 9 Cánh diều
- 2. Đề thi Văn giữa kì 2 lớp 9 Chân trời sáng tạo
- 3. Đề thi giữa kì 2 Văn 9 Kết nối tri thức
1. Đề thi giữa kì 2 Văn 9 Cánh diều
Đề thi giữa kì 2 Văn 9
PHÒNG GD&ĐT……. TRƯỜNG THCS……….. |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM 2024 – 2025 MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: …phút |
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
GỌI CHO MẸ
(Tanya Alelasjitsuke)
Gọi cho mẹ, tuần một lần cũng được
Gọi chơi thôi, hỏi thăm mẹ thế nào…
Ở nhà mẹ, ngoài cửa, đông giá buốt
Cửa nhà con, đang nhộn nhịp, xuân trào….
Về thăm nhé, mẹ luôn luôn mừng đón
Mẹ biết con đang bận rộn bao điều…
Mẹ biết lắm, nên chỉ cần chút ít
Mẹ muốn con biết mẹ ngóng con nhiều…
Nếu con về, mẹ pha trà, nướng bánh,
Mẹ nhớ con thuở bé thích ăn chi…
Hiểu giùm mẹ, giờ mẹ hay tủi phận
Lỡ con mình đã quên hẳn mình đi…
Về thăm nhé, mẹ không cần quà cáp,
Mọi thử đủ dùng… Mẫu tử tình sâu…
Mẹ còn sống thì con còn được bé,
Thấu điều này, phải tới những ngày sau…
Gọi cho mẹ, khi thu còn chưa hết,
Những ngày đời, con ạ, rất mau qua…
Mai từ sớm, lỡ đâu con muốn gọi,
Tuyết ngập trời… mà chả thấy ai thưa…
(Hồng Thanh Quang dịch từ tiếng Nga – giaoducthoidai.vn)
Câu 1. Xác định thể thơ của tác phẩm và luật bằng trắc của khổ thơ đầu.
Câu 2. Xác định nhân vật trữ tình và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
Câu 3. Phân tích nét đặc sắc nghệ thuật trong 2 dòng thơ: Ở nhà mẹ, ngoài cửa, đông giá buốt/ Cửa nhà con, đang nhộn nhịp, xuân trào….và cho biết vì sao người mẹ nói Hiểu giùm mẹ, giờ mẹ hay tủi phận/ Lỡ con mình đã quên hẳn mình đi…
Câu 4. Phân tích một số từ ngữ, biện pháp tu từ làm nổi bật hình ảnh người mẹ (cảnh ngộ, cảm xúc, tâm trạng, mong muốn) trong bài thơ.
Câu 5. Cảm nhận của em về người con trong bài thơ? Và cho biết cảm xúc của em trước hai dòng cuối bài Mai từ sớm, lỡ đâu con muốn gọi/Tuyết ngập trời… mà chả thấy ai thưa…?
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm).
Câu 1 (2,0 điểm) Viết đoạn nghị luận (khoảng 150 chữ) phân tích giá trị của khổ thơ thứ 4 trong bài bài thơ Gọi cho mẹ. (ở phần đọc hiểu trên).
Câu 2 (4,0 điểm) Viết bài luận (400 – 500 chữ) thể hiện suy nghĩ của em về những điều được gợi ra ở khổ thơ cuối của bài thơ Gọi cho mẹ (của tác giả Tanya Alelasjitsuke – Hồng Thanh Quang dịch).
Gọi cho mẹ, khi thu còn chưa hết,
Những ngày đời, con ạ, rất mau qua…
Mai từ sớm, lỡ đâu con muốn gọi,
Tuyết ngập trời… mà chả thấy ai thưa…
(Hồng Thanh Quang dịch từ tiếng Nga – giaoducthoidai.vn)
Đáp án đề kiểm tra Ngữ văn 9 giữa học kì 2
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I |
|
|
|
|
1 |
– Thể thơ: 8 chữ. – Về luật bằng trắc ở khổ thơ đầu: Gọi cho mẹ, tuần một lần cũng được Gọi chơi thôi, hỏi thăm mẹ thế nào… Ở nhà mẹ, ngoài cửa, đông giá buốt Cửa nhà con, đang nhộn nhịp, xuân trào…. Yêu cầu luật bằng trắc của thơ 8 chữ: Chữ thứ 8 có thanh trắc thì chữ thứ 3 trắc, chữ thứ 5 và 6 bằng; Chữ thứ 8 có thanh bằng thì chữ thứ 3 bằng, chữ thứ 5 và 6 trắc. Ba dòng thơ đầu khổ: chữ thứ 6 không tuân thủ luật bằng trắc của thể thơ 8 chữ (có thể coi đó sáng tạo luật bằng trắc của nhà thơ). Dòng thơ cuối khổ tuân thủ luật bằng trắc của thơ tám chữ. |
|
|
2 |
– Nhân vật trữ tình: người mẹ nơi quê nhà. – Cảm hứng chủ đạo: thương cảm (người mẹ già nơi quê nhà đang ngóng chờ con). |
|
|
3 |
– Hai dòng thơ: Ở nhà mẹ, ngoài cửa, đông giá buốt/Cửa nhà con, đang nhộn nhịp, xuân trào…. – dùng thủ pháp đối lập xuân trào>< đông giá buốt, hình ảnh hàm xúc, giàu sức gợi để diễn tả hiện thực và cảm xúc của lòng người: buốt giá, xuân trào được cả nghĩa đen và nghĩa bóng, mùa đông lạnh lẽo, sự trống vắng của lòng người mẹ, ngôi nhà khi thiếu vắng bóng con; nhà con tưng bừng mùa xuân, đông vui, náo nhiệt (có thể gợi ra cảnh thực về khí hậu đối lập ở 2 vị trí địa lý khác biệt). Dấu 3 chấm lửng (…) gợi ra bao cảnh đông vui của mùa xuân nơi cửa nhà con. Hai dòng thơ không chỉ diễn tả nỗi khao khát cháy bỏng trong lòng mẹ mà còn gợi bao nỗi thương cảm về người mẹ già nhớ con nơi xa. – Người mẹ nói: Hiểu giùm mẹ, giờ mẹ hay tủi phận/ Lỡ con mình đã quên hẳn mình đi…? Vì mẹ biết mình đã già, luôn mong ngóng con, lo ngại sẽ làm phiền con…nhưng mẹ không thể nói vì lo lắng con quên mất mẹ.. |
|
|
4 |
– Biện pháp tu từ, từ ngữ: + Điệp ngữ, điệp cấu trúc câu: Về thăm nhé, mẹ luôn luôn mừng đón/Về thăm me, khi nhé, mẹ không cần quà cáp; Gọi cho mẹ, tuần một lần cũng được/Gọi cho mẹ khi thu còn chưa hết đứng đầu các khổ thơ đã diễn tả nỗi mong ngóng cháy dạ, nỗi khát khao đến khắc khoải của người mẹ được con gọi điện, được con về thăm. + Từ ngữ: Một lần cũng được; Gọi chơi thôi, hỏi thăm; lỡ…ngày mau qua; chả thấy ai thưa à mang đến cho người đọc bao sự tưởng tượng, hình dung đau lòng: con quên mẹ, con chưa gọi chưa về.. mà mẹ đã đi xa… – Người mẹ. + Cảnh ngộ: già mua nơi quê nhà đang mong ngóng con. + Tha thiết mong con gọi điện hoặc trở về thăm mẹ. + Người mẹ nhân hậu, thấu hiểu con, luôn sẵn sàng chăm sóc con mà không đòi hỏi gì. + Người mẹ lo lắng một ngày bị quên lãng và không nghe tiếng con gọi. |
|
|
5 |
– Về người con: + Đã lâu không gọi điện hỏi thăm, không về thăm mẹ. + Không hiểu nỗi lòng của mẹ, tưởng thời gian còn rất dài. + Để mẹ nhớ mong khắc khoải. + Đứa con còn non dại (Mẹ còn sống thì con còn được bé/Thấu điều này, phải tới những ngày sau…) – Cảm xúc trước 2 câu thơ cuối: HS trả lời theo cảm xúc chân thành của cá nhân. |
|
II |
|
|
|
|
1 |
* Yêu cầu về hình thức, kĩ năng: Đảm bảo đoạn văn nghị luận có bố cục mạch lạc, dùng linh hoạt các kiểu câu và có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu, các ý trong đoạn văn. Có cách diễn đạt trong sáng độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề nghị luận. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể làm theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, dùng dẫn chứng thuyết phục. – Khát khao của người mẹ nhân hậu, giàu tình cảm và nỗi nhớ thương nhắn nhủ tới con mình: mẹ khao khát tình mẫu tử. – Nhắn nhủ con quy luật ở đời: còn mẹ là con còn nhỏ dại và được yêu thương. – Đặc điểm nghệ thuật: ngôn ngữ giản dị, sâu lắng; thấm đẫm triết lý; đối thoại mẹ con dịu dàng, trìu mến, tha thiết (về thăm nhé). Có sự sáng tạo trong cách viết. |
|
|
2 |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận – Học sinh biết tạo lập một bài văn nghị luận đảm bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Bàn luận về những điều được gợi ra ở khổ thơ cuối của bài thơ Gọi cho mẹ (của tác giả Tanya Alelasjitsuke – Hồng Thanh Quang dich). c. làm vấn đề nghị luận – Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, có sức thuyết phục; dùng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng. – HS có thể làm theo những cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: 1. Mở bài – Nêu vấn đề nghị luận/luận đề: Hãy gọi về thăm mẹ đi, thời gian trôi nhanh lắm. – Tầm quan trọng của vấn đề. 2. Thân bài * Làm rõ nội dung trong khổ thơ: – Thời gian trôi rất mau, hãy gọi về thăm mẹ đi. – Lỡ mai có gọi cũng chỉ chả có ai thưa (chỉ còn tuyết lạnh). à Ý nghĩa của khổ thơ: Hãy quan đến mẹ, về thăm mẹ khi chưa muộn. * Bàn luận vấn đề trong thực tiễn. * Có người con thấu hiểu, luôn quan tâm đến mẹ. – Có người chưa quan tâm đến mẹ. Phân tích lý do, ý nghĩa của từng cách ứng xử với cha mẹ. Nhận thức và hành động của cá nhân. – Trước đây. – Trong hiện tại. – Tương lai gần. 3. Kết bài – Lời nhắn nhủ của cá nhân đến những người làm con. – Đề nghị những hành động cụ thể. d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo – Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt trong sáng, bài viết thể hiện được sự sáng tạo, độc đáo riêng. – Chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, văn phong lưu loát; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu. |
|
Ma trận đề thi giữa kì 2 Văn 9
TT |
Kĩ năng |
Nội dung kiến thức/ Đơn vị kĩ năng |
Mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
||||
1 |
Đọc |
-Truyện truyền kì, truyện trinh thám – Thơ tự do, thơ tám chữ |
2 |
2 |
1 |
40 |
2 |
Viết |
Viết đoạn văn nghị luận ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do, thơ tám chữ. |
1* |
1* |
1* |
20 |
Viết bài văn NLXH về một vấn đề cần giải quyết ( con người trong mối quan hệ với tự nhiên) |
1* |
1* |
1* |
40 |
||
Tổng |
20% |
40% |
40% |
100 |
||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
100% |
…………..
Xem đầy đủ nội dung đề thi trong file tải về
2. Đề thi Văn giữa kì 2 lớp 9 Chân trời sáng tạo
Đề thi Văn giữa kì 2 lớp 9 Chân trời sáng tạo
PHÒNG GD&ĐT……. TRƯỜNG THCS……….. |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM 2024 – 2025 MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: …phút |
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
BÀI THƠ CHƯA ĐỀ TÊN
Cha cứ lần từng bước mà đi
Chiếc gậy chống những tháng ngày khó nhọc
Không khác được, không thể nào khác được
Cha cứ lần từng bước mà đi
Con đỡ cha qua mấy bậc thềm hè
Mà vất vả như chuyến bè vượt thác
Chiếc gậy tre dỗ xuống hè khô khốc
Cha cười rung khi tới được bên giường
Tiếng bầy chim ríu rít bên vườn
Gà nhảy ổ, tiếng trâu ngoài ngõ xóm
Ban mai dậy, cha ngồi âm thầm lắm,
Khát khao nghe tiếng người gọi ra đồng
Cứ mỗi lần con trở về thăm
Tấm quà nghèo không có gì hơn được.
Con kể cha nghe những vùng đất nước
Con sông xanh và dãy núi dài
Những điều may con gặp trên đời
Có an ủi cha ngày buồn lặng lẽ
Cha nói ngô nghê lắm lời như trẻ
Lúc cha cười, con lại khóc vì đau
Lòng con bơ vơ nhìn tóc vãn trên đầu
Nửa người chết, nửa người cha sống mệt
Khi cha ngủ con ngồi canh thức
Vầng mắt già khép mở đến thơ ngây
Lòng con đau, luôn ao ước điều này
Cha bước vui chân ra vườn xới cỏ
Rồi quay vào uống một li rượu nhỏ
Một lần thôi…Như mọi ông già.
(Tập thơ Nguyệt cầm trong bão, Nguyễn Huy Dung, NXB Hội Nhà văn)
* Nguyễn Huy Dung sinh năm 1949 tại Hà Tây. Một số sáng tác tiêu biểu: Nguyệt cầm trong bão, Sau mưa, Mây về phố, Xin anh đừng nóng nảy.
Câu 1. Xác định 2 đặc điểm hình thức nổi bật của văn bản Bài thơ chưa đề tên.
Câu 2. Xác định đề tài và đối tượng trữ tình của bài thơ.
Câu 3. Người cha trong bài thơ được miêu tả như thế nào? Hãy phân tích một số từ ngữ, hình ảnh đặc sắc làm rõ hình ảnh của người cha.
Câu 4. Người con đã làm những điều gì, dành tình cảm như thế nào với cha của mình? Hãy phân tích một số câu thơ, biện pháp tu từ tiêu biểu làm rõ tình cảm đó.
Câu 5. Xác định cảm hứng chủ đạo, bức thông điệp của bài thơ. Từ đó, cho biết bài thơ đã khơi gợi trong em suy ngẫm gì về tình cảm cha con, về sự gắn kết gia đình?
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm).
Câu 1 (2,0 điểm) Viết đoạn nghị luận (150 chữ) về vẻ đẹp của khổ thơ sau:
Lòng con đau, luôn ao ước điều này
Cha bước vui chân ra vườn xới cỏ
Rồi quay vào uống một li rượu nhỏ
Một lần thôi… Như mọi ông già.
(Tập thơ Nguyệt cầm trong bão, Nguyễn Huy Dung. NXB Hội Nhà văn)
Câu 2 (4,0 điểm) Viết bài luận (400 – 500 chữ) thể hiện suy nghĩ của em về ý kiến sau đây:
“Những người biết cách tạo ra giá trị nhất là những người cống hiến hết mình cho lĩnh vực mà họ thích nhất”.
(38 lá thư Rockefeller gửi cho con trai. NXB Hồng Đức, 2023)
Đáp án đề thi giữa kì 2 Văn 9
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I |
|
|
|
|
1 |
– Thể thơ 8 chữ (có xen câu 7 chữ và 9 chữ ở khổ đầu và gần cuối). – Bài thơ chưa đề tên: luật, vần tự do (không tuân thủ luật bằng trắc và gieo vần của thể thơ 8 chữ). |
|
|
2 |
– Đề tài: tình gia đình/tình cha con. – Đối tượng trữ tình: người cha (đã già, sức khỏe không còn như xưa). |
|
|
3 |
– Người cha trong bài thơ. + Cha cứ lần từng bước mà đi; Chiếc gậy chống những tháng ngày khó nhọc; Nửa người chết, nửa người cha sống mệt. – Người cha gắn liền với chiếc gậy với những bước đi khó nhọc. Lời thơ gian dị như lời tự sự mà chứa chan bao nỗi thương cảm của người con, của tác giả. + Con đỡ cha qua mấy bậc thềm hè/Mà vất vả như chuyến bè vượt thác. à Nghệ thuật tương phản, so sánh gợi ra cảnh tượng cảm động: con đỡ cha từng bước chân khó nhọc, cả 2 cha con cùng vượt qua “ghềnh thác” trong yêu thương. + Ban mai dậy, cha ngồi âm thầm lắm/Khát khao nghe tiếng người gọi ra đồng. + Có an ủi cha ngày buồn lặng lẽ/Cha nói ngô nghễ lắm lời như trẻ. à Kết hợp miêu tả, tự sự để diễn tả thực tế; Sức khỏe của cha đã giảm sút nhiều, khi lặng lẽ, khi nói lời của con trẻ những khát vọng và tình yêu cuộc sống vẫn tha thiết. |
|
|
4 |
– Người con đã làm những điều: + Con đỡ cha qua mấy bậc thềm hè; Con kể cha nghe những vùng đất nước; an ủi cha ngày buồn lặng lẽ; Khi cha ngủ con ngồi canh thức. à Dòng thơ giản dị, sâu lắng, ngắt nhịp linh hoạt (ít vần) gợi hình ảnh nhân vật trữ tình – người con yêu thương cha mình hết mực, nâng bước chân cha, kể chuyện cha nghe, thấu hiếu niềm khao khát và cảnh ngộ tuổi già bệnh tật của cha, thức đêm canh từng giấc ngủ cho cha. – Những dòng thơ bộc lộ cảm xúc. + Lúc cha cười, con lại khóc vì đau/Lòng con bơ vơ nhìn tóc vãn trên đầu. + Vầng mắt già khép mở đến thơ ngây/Lòng con đau, luôn ao ước điều này. à Nghệ thuật tiểu đối (cha cười/con khóc), từ trái nghĩa (cười – khóc; già ngây thơ), từ láy (bơ vơ) đã diễn tả nỗi lòng, tình cảm của con dành cho cha và quy luật cuộc đời: con nhìn cha cười, nói lời ngây thơ mà lòng đau bởi biết cha đã già, ngày xa cha sắp tới; con lớn cha sẽ ra đi… – Khát khao: Mong cha khỏe và có thể đi lại, xới cỏ uống rượu… chỉ một lần thôi. |
|
|
5 |
– Cảm hứng chủ đạo: Cảm thương (tình cảnh cha con); Trân trọng tình yêu của người con dành cho cha. – Bức thông điệp: + Nhận thức rõ về quy luật cuộc đời: con lớn cha mẹ sẽ già và sẽ chia xa chúng ta. + Con thấu hiểu tình cảnh, mong muốn của cha mẹ ở tuổi “xế chiều”. + Các con hãy luôn ở bên chăm đời sống vật chất và tinh thần cho cha mẹ. – Bài thơ khơi gợi trong tình cảm: HS tự trả lời. |
|
II |
|
|
|
|
1 |
* Yêu cầu về hình thức, kĩ năng: Đảm bảo đoạn văn nghị luận có bố cục mạch lạc, dùng linh hoạt các kiểu câu và có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu, các ý trong đoạn văn. Có cách diễn đạt trong sáng độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề nghị luận. Yêu cầu về kiến thức : Học sinh có thể làm theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, dùng dẫn chứng thuyết phục. – Niềm ước mong người cha khỏe mạnh, bình thường như bao người già khác. – Đau xót trước tình cảnh của cha hiện tại, nuối tiếc ký ức quá khứ về cha. – Đặc sắc nghệ thuật: Tương phản (con đau… cha bước vui), điệp từ “một” (một ly rượu/một lần); yếu tố tự sự (kể) (cha bước vui chân ra vườn…rồi quay vào…uống), dấu ba chấm (dồn nén xúc cảm, về mơ ước không thể thành hiện thực về cha – được giống như mọi ông già). Có sự sáng tạo trong cách viết. |
|
|
2 |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận – Học sinh biết tạo lập một bài văn nghị luận đảm bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Viết bài luận (400 – 500 chữ) thể hiện suy nghĩ của em về ý kiến sau đây: “Những người biết cách tạo ra giá trị nhất là những người cống hiến hết mình cho lĩnh vực mà họ thích nhất”. c. làm vấn đề nghị luận – Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, có sức thuyết phục; dùng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng. – HS có thể làm theo những cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: 1. Mở bài – Nêu vấn đề nghị luận: Cách tạo ra giá trị đối với mỗi người. – Tầm quan trọng của vấn đề. 2. Thân bài * Làm rõ cách hiểu về ý kiến cách tạo ra giá trị đối với mỗi người: hiểu được năng lực của bản thân và tập trung phát triển năng lực đó để giúp ích cho bản thân và cuộc đời. * Biểu hiện ở thực tế cuộc sống. – Một số người được làm việc mình yêu thích, nhiệt tâm cống hiến. – Trong từng lĩnh vực, đều có những người xuất sắc nhất là những người say mê và yêu công việc đó nhất. – Một số người không có sự đam mê, yêu thích công việc nên không có những thành tích nào đáng kể… à Phân tích nguyên nhân, lí do, hệ quả/hậu quả… * Cái nhìn cá nhân về vấn đề bàn luận: – Nhận thức: có ý thức phát hiện, trau dồi thế mạnh của bản thân. – Hành động: Kiên trì, nỗ lực theo đuổi đam mê, sở thích. 3. Kết bài – Khẳng định vai trò, việc làm những việc đam mê, yêu thích. – Nhận thức của cá nhân về vấn đề; Đề xuất giải pháp của cá nhân. d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo – Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt trong sáng, bài viết thể hiện được sự sáng tạo, độc đáo riêng. – Chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, văn phong lưu loát; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu. |
|
Ma trận đề thi giữa kì 2 Văn 9
CHỦ ĐỀ |
MỨC ĐỘ |
Tổng số câu |
Điểm số |
||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
VD cao |
||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||
Đọc hiểu văn bản |
0 |
2 |
0 |
1 |
0 |
3 |
3.0 |
||||
Thực hành tiếng Việt |
0 |
2 |
0 |
2 |
1.0 |
||||||
Viết |
0 |
2 |
0 |
2 |
6.0 |
||||||
Tổng số câu TN/TL |
0 |
2 |
0 |
2 |
0 |
2 |
0 |
1 |
0 |
7 |
10 |
Điểm số |
0 |
1.0 |
0 |
2.0 |
0 |
6.0 |
0 |
1.0 |
0 |
10 |
10.0 |
Tổng số điểm |
1.0 điểm 10% |
2.0 điểm 20% |
6.0 điểm 60% |
1.0 điểm 10% |
10 điểm 100 % |
10 điểm |
TRƯỜNG THCS ………
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt |
Số ý TL/ Số câu hỏi TN |
Câu hỏi |
|||
TL (số ý) |
TN (số câu) |
TL (số ý) |
TN (số câu) |
||||
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN |
2 |
0 |
|||||
Nhận biết |
– Nhận biết được ngôi kể của đoạn trích. – Phân biệt được ngữ nghĩa của từ “kinh” trong “kinh thành” và “kinh hoàng”, “kinh dị”. |
2 |
0 |
C1,C2 |
|||
Thông hiểu |
– Nắm được nội dung của đoạn trích. – Hiểu được ai trò của người hùng trong việc bảo vệ cộng đồng theo quan niệm của người xưa. |
2 |
0 |
C3,C4 |
|||
Vận dụng |
Trình bày được quan điểm, suy nghĩ về việc bảo vệ những người yếu đuối, những người gặp khó khăn trong cuộc sống. |
1 |
0 |
C5 |
|||
VIẾT |
2 |
0 |
|||||
Vận dụng cao |
Trình bày được vai trò và ý nghĩa của yếu tố kì ảo trong truyện Ngư Tinh – Hồ Tinh. |
1 |
0 |
C1 phần viết |
|||
Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội. * Nhận biết – Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (Mở bài, Thân bài, Kết bài). – Xác định được kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội (thực trạng, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp) – Giới thiệu khái quát về vấn đề cần nghị luận. * Thông hiểu – Nêu thực trạng của tình trạng ô nhiễm môi trường. – Nêu nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường. – Đưa ra những hậu quả con người phải gánh chịu nếu ô nhiễm môi trường nặng nề hơn. – Đưa ra những giả pháp phù hợp để cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường. * Vận dụng – Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu các phép liên kết các phương thức biểu đạt các thao tác lập luận để phân tích bàn luận về vấn đề. – Khẳng định và mở rộng vấn đề. |
1 |
0 |
C2 phần tự luận |
………..
Xem đầy đủ nội dung đề thi giữa kì 2 Văn 9 trong file tải về
3. Đề thi giữa kì 2 Văn 9 Kết nối tri thức
Đề thi giữa kì 2 Văn 9
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
SÁU KẺ TÌNH NGHI
(Phạm Cao Củng)
Tóm lược đoạn đầu: Tất cả sáu người tham dự bữa tiệc ở nhà ông Phạm Viên, giám đốc hãng xuất nhập khẩu khi ông ấy bị ám sát đang chờ gặp thanh tra Trúc Tâm vì thanh tra đã tìm ra manh mối vụ Phạm Viên. Thanh tra tóm tắt mối quan hệ của 6 người với chủ nhà Phạm Viên: Huyện Lý là một người bạn cũ từ thời cắp sách đi học của ông Phạm Viên, còn ông Dương Ba thì là người vẫn thường giao dịch buôn bán với nạn nhân cũng đã tới non chục năm nay. Còn ông Phan Vỹ thì lại là cháu của Phạm Viên. Thường thường mỗi khi ở dưới tỉnh lên có công chuyện gì thì ông vẫn thường lưu lại ở nhà chú ông, như nhiều người đều biết. Ông Sen thì tuy giữ chức trưởng văn phòng trong hãng xuất nhập khẩu nhưng có thể cũng là thư ký riêng của Phạm Viên. Ông bà Ba đây thì ai ai cũng biết là người đại diện cho hãng tại Hương Cảng. Ông bà mới về chơi thăm quê, nên tiện dịp, ông Phạm Viên mới mời ông bà lại ăn cơm tối. Ai cũng cố chứng minh mình không phải là thủ phạm. Thanh tra Trúc Tâm tường thuật lại việc xảy ra trong đêm ấy: “Sau khi mọi người ăn uống xong xuôi, thì ông Phạm Viên xin lỗi mọi người trở về phòng riêng, vì ông hơi mệt mỏi và nói với mọi người cứ tự nhiên, không chừng tôi sẽ trở lại. Đã 11 giờ 15, ông Phan Vỹ nói: “Có ai dùng Bisquit không? Để tôi đi rót vài ly, chai Bisquit còn lại chỉ còn vừa rót đầy hai ly thôi.” Phan Vỹ đi xuống nhà dưới để lấy chai khác lên uống… và vừa toan bước vào, thì có tiếng súng nổ ở phía trên lầu ba, tức là nơi phòng riêng của ông Phạm Viên… mọi người cùng nhau chạy lên trên lầu, và thấy cửa phòng ông Phạm Viên mở hé, chiếc tủ bị lục tung còn chính chủ nhân thì nằm sóng sượt trên chiếc ghế xích-đu, ngực bị trúng một viên đạn súng lục cỡ 6,35 xuyên thủng phổi, nên đã chết tự lúc nào… Cuộc điều tra cho biết: hung thủ hạ sát ông Phạm Viên có lấy được số bạc chừng 7, 8 ngàn đồng mà ông bỏ trong hộc tủ…”
Nhìn khắp mọi người một lượt, Trúc Tâm lại thong thả tiếp:
– Theo lệ thường, trong các cuộc điều tra, trước hết chúng tôi cần biết: kẻ nào sẽ được lợi sau khi Phạm Viên chết đi. Nhưng đối với tất cả 6 vị ở đây, tôi đều thấy ai ai cũng có thể có duyên cớ hợp lý để… hạ sát Phạm Viên hoặc là cầu lợi, hoặc là trả một mối thù riêng, mà họ đã giữ kín từ lâu nay…
Thấy cử tọa có vài người muốn nói, Trúc Tâm giơ tay cản lại, mà tiếp luôn:
Những điều tôi nói đây đều có chứng cớ xác thực, vậy xin bất tất ai phải chối cãi làm gì… Riêng có điều: khi tiếng súng nổ, kết liễu đời Phạm Viên, thì tất cả 6 quý vị ở đây, đều có mặt trong phòng khách cả, vậy lý đương nhiên, không một ai có thể nhúng tay vào vụ ám sát này…
Nghe Trúc Tâm nói tới đây, mọi người như trút được gánh nặng, thở phào khoan khoái… Ngưng lại ít phút, Trúc Tâm lại nhìn mọi người mà hỏi:
– Trong quý vị đây, mấy bữa trước có ai đi xem chiếu bóng hay tuồng kịch gì không? Ông Ba Cự đáp:
– Tôi và nhà tôi mấy bữa trước có đi coi gánh Hoàng Thanh diễn vở Huyền Châu Nữ…
Vừa nói, ông Ba Cự vừa sờ vào túi, như có ý định tìm hai cuống vé vào cửa, nhưng ông bỗng lắc đầu:
– Quái, tôi nhớ lúc tôi móc túi lấy gói thuốc hút, còn thấy hai cuống vé trong túi, không hiểu tôi lại vứt đâu lúc nào rồi…
Trúc Tâm mỉm cười, nói:
– Cái đó không sao… Bây giờ, tôi chỉ xin quý vị hãy chú ý lắng nghe tôi nói… Tuy tuyên bố như vậy, nhưng Trúc Tâm chỉ vén tay áo coi giờ, rồi ngồi lặng thinh, như chờ đợi cái gì, chứ chưa nói năng chi hết. Khoảng năm phút sau, chàng thanh tra thám tử mới lớn tiếng hỏi:
Anh Năm có đấy không?
Trúc Tâm ra lệnh: “Khởi sự đi anh Năm!”
Thế là chưa đầy hai phút sau, một tiếng nổ rền từ lầu ba vọng xuống… Trúc Tâm hỏi mọi người:
Quý vị có nghe thấy gì không?
Mọi người cùng đáp: Có tiếng súng nổ, đúng như đêm xảy ra án mạng.
Trúc Tâm mỉm cười, rồi đúng lúc Phan Vỹ vùng đứng lên thì Trúc Tâm cũng đã áp tới, rút khóa tay, còng ngay hắn lại. Và Trúc Tâm cắt nghĩa:
Phan Vỹ giết ông Phạm Viên không ngoài ý muốn sang đoạt gia tài, vì ông Phạm Viên không có con cái chi hết. Tên cháu bất lương này có lẽ đã tính toán từ lâu… Mà không chừng, hắn đã tập diễn thử và thấy mọi lớp lang sắp đặt đều hoàn toàn đúng nhịp… Chai Bisquit, hắn cũng đã để sẵn từ trước, chai gần cạn thì là một cái cớ cho hắn đi ra ngoài, còn chai đầy hắn để sẵn giấu trong chiếc giỏ đựng đầy giấy, bên phòng làm việc bên cạnh đấy.
Nghe tới đoạn này, ông Ba Cự nói:
– A, tôi nhớ ra rồi, hai cuống vé coi hát, hồi chiều hôm ấy, tôi có vứt vào giỏ đựng giấy, khi ngồi tính toán công chuyện với ông Phạm Viên…
Trúc Tâm mỉm cười nói tiếp:
– Chính nhờ có cuống vé coi hát, dính ở dưới trôn chai rượu mà tôi biết được rõ rệt vụ này… Khi nói đi lấy rượu thì Phan Vỹ đã lên nhanh trên lầu, bắn chết Phạm Viên, rồi hắn đặt một chiếc pháo vào trong một chiếc lư đồng lớn, bày trên tủ chè, châm ngòi đốt. Nhanh nhẹn, Phan Vỹ trở xuống dưới nhà, lấy chai rượu đầy, mở cửa vào phòng khách… Vì lần trước cửa đóng nên không ai nghe thấy tiếng súng nổ, còn lần sau, tiếng pháo nổ mọi người cùng nghe vì hung phạm đã khôn ngoan mở rộng cửa lúc bước vào trong… Tất cả kế hoạch của Phan Vỹ chỉ nhằm một mục đích: làm sao cho mọi người tưởng ông Phạm Viên bị bắn khi hắn lại có mặt ở đây!
(Phạm Cao Củng, Chiếc tất nhuộm bùn – Thám tử Kỳ Phát. NXB Công an nhân dân, 2018)
Phạm Cao Củng (1913 – 2012) là nhà văn chuyên viết truyện trinh thám, nổi tiếng trước năm 1945. Ông được xem là “Vua truyện trinh thám Việt Nam” và cũng được coi là người viết truyện trinh thám đầu tiên của Việt Nam.
Câu 1. Tóm tắt các sự việc, nêu nhân vật chính và thể loại của văn bản Sáu kẻ tình nghi.
Câu 2. Sự việc nào cần làm sáng tỏ? Truyện được kể bởi ai?
Câu 3. Xác định một số manh mối quan trọng trong vụ án mạng ông Phạm Viên. Phân tích và đánh giá vai trò của người điều tra trong toàn truyện.
Câu 4. Nhân vật tội phạm Phan Vỹ được tác giả khắc họa như thế nào? Hắn có vai trò gì trong văn bản Sáu kẻ tình nghi?
Câu 5. Những yếu tố nào trong văn bản Sáu kẻ tình nghi trên có khả năng tác động mạnh mẽ tới người đọc? Xác định, phân tích yếu tố tác động tới nhận thức của em về con người?
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm).
Câu 1 (2,0 điểm) Viết đoạn (150 chữ) phân tích nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm Sáu kẻ tình nghi của Phạm Cao Củng.
Câu 2 (4,0 điểm) Chỉ thông qua việc đọc, ta cũng có thể tự học. Người đọc có kỹ năng luôn chủ động đặt câu hỏi khi đọc. Họ đặt câu hỏi để hiểu; để đánh giá những gì họ đang đọc; để đưa ra những ý niệm quan trọng vào trong tư duy của mình”.
(Cẩm nang tư duy đặt câu hỏi…, Richard Paul. NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2020) Em hãy viết bài (500 chữ) bàn luận về ý kiến trên và đề xuất một giải pháp rèn luyện thói quen đọc sách và tự đặt câu hỏi cho bản thân.
Đáp án đề thi Văn giữa kì 2 lớp 9
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I |
|
|
|
|
1 |
Tóm tắt: Truyện bắt đầu khi sáu người tham gia bữa tiệc ở nhà ông Phạm Viên đang chờ đợi thanh tra Trúc Tâm, người đã tìm ra manh mối của vụ án ám sát ông Phạm Viên. Thanh tra tóm tắt mối quan hệ giữa sáu người và chủ nhà Phạm Viên. Thanh tra Trúc Tâm phân tích rằng mỗi người đều có lợi ích khi Phạm Viên qua đời, nhưng tất cả đều không có chứng cớ chối cãi. Thậm chí, vào lúc thanh tra đang nói, tiếp tục diễn ra một tiếng súng nổ giống như trong đêm án mạng. Thanh tra kết luận: Phan Vỹ đã làm một kế hoạch tinh tế để làm mọi người tưởng tượng rằng ông Phạm Viên tự sát. Phan Vỹ đã dùng một chiếc pháo và một chiếc lư đồng để tạo ra tiếng súng nổ và bùn nước, tất cả để che đậy vụ án ám sát. Cuối cùng, nhờ vào một chiếc vé coi hát bị dính ở trên chai, thanh tra phát hiện ra kế hoạch của Phan Vỹ và đưa ra ánh sáng sự thật. – Nhân vật chính: Tranh tra Trúc Tâm và Phan Vỹ. – Thể loại văn bản Sáu kẻ tình nghi là: truyện trinh thám. |
|
|
2 |
– Sự việc cần sáng tỏ: kẻ đã giết ông Phạm Viên. – Truyện được kể bởi: ngôi thứ ba, người ở ngoài quan sát sự việc. |
|
|
3 |
– Manh mối quan trọng trong vụ án mạng ông Phạm Viên: cuống vé xem hát; khảo sát về chai rượu và pháo; kẻ được lợi nhất trong cái chết của ông Phạm Viên. – Cuộc điều tra của thanh tra Trúc Tâm: Cuộc điều tra của thanh tra Trúc Tâm có vai trò làm sáng tỏ vụ án mạng. + Thanh tra Trúc Tâm là người quyết định, vì anh ta đã tìm ra manh mối về cuộc đời và quan hệ giữa các nhân vật. Cuộc điều tra của anh không chỉ tập trung vào bằng chứng vật chất mà còn vào tâm lý và mối quan hệ, giúp đưa ra cái nhìn toàn diện về vụ án. + Khảo sát về chai rượu và pháo: Vai trò: Chai rượu và chiếc pháo được dùng để tạo tiếng súng nổ. à Những manh mối trên đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện tội ác và làm sáng tỏ vụ án mạng. Chúng giúp người đọc cảm nhận sự phức tạp của câu chuyện, đồng thời thách thức khả năng tư duy và suy luận của họ, tăng tính hấp dẫn và kịch tính của truyện. |
|
|
4 |
– Nhân vật tội phạm Phan Vỹ được tác giả khắc họa là kẻ có tính cách phức tạp và mưu mô, tham lam và vô cùng tàn nhẫn. + Anh ta là kẻ ranh mãnh, có khả năng lên kế hoạch rất hoàn hảo. + Kế hoạch giả mạo: từ chai rượu đến đi rót rượu, thời gian ngoại phạm. + Mối quan hệ gia đình, đặc biệt là quan hệ giữa Phan Vỹ và Phạm Viên tạo ra một lớp tình thế phức tạp. Điều này không chỉ làm giàu nội dung mà còn tăng cường sự liên kết giữa những nhân vật khác trong câu chuyện. – Nhân vật có vai trò trong sự phát triển của câu chuyện: Phan Vỹ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của câu chuyện. Hành động và mưu đồ của anh tạo ra những thách thức và bất ngờ, làm tăng độ hồi hộp và căng thẳng cho độc giả. |
|
|
5 |
– HS tự làm theo đánh giá của cá nhân. – Gợi ý: bám sát quá trình phá án, phạm tội ở văn bản đọc (thanh tra Trúc Tâm, tội phạm Phan Vỹ) + Sự ranh mãnh, quỷ quyệt, nhẫn tâm của Phan Vỹ. + Suy luận, và cách buộc kẻ phạm tội phải nhận tội của thanh tra. + Phân tích kết thúc (chi tiết/sự việc/lời nói của nhân vật) thanh tra hoặc kết cục của kẻ phạm tội (Phan Vỹ tham lam phải đền tội) tác động tới nhận thức, cảm xúc của cá nhân. |
|
II |
|
|
|
|
1 |
* Yêu cầu về hình thức, kĩ năng: Đảm bảo đoạn văn nghị luận có bố cục mạch lạc, dùng linh hoạt các kiểu câu và có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu, các ý trong đoạn văn. Có cách diễn đạt trong sáng độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề nghị luận. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể làm theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, dùng dẫn chứng thuyết phục. – Đoạn đủ dung lượng, hướng vào nội dung sau: Kỹ thuật tả cảnh: chi tiết không gian và môi trường giúp độc giả dễ dàng hình dung và nhận thức được tâm trạng, cảm xúc của các nhân vật, sự căng thẳng và bí ẩn trong suốt câu chuyện. – Linh hoạt trong lối kể: chuyển đổi giữa các góc nhìn và nhân vật một cách thuần thục. Điều này tạo nên một cấu trúc tác phẩm đa chiều, giúp khám phá nhiều khía cạnh của câu chuyện. – Cốt truyện nhiều sự việc, tình tiết phức tạp và logic. Các nhân vật và sự kiện tạo nên một bức tranh hình sự rối ren và hấp dẫn với các tình tiết bất ngờ, điều này giữ cho độc giả luôn tò mò và hứng thú, không dễ đoán trước được kết quả của câu chuyện. – dùng kỹ thuật nhớ lại (flashback) để mở rộng chiều sâu của các nhân vật và sự kiện giúp làm sáng tỏ quá khứ, tạo ra những liên kết và giải đáp bí ẩn. Có sự sáng tạo trong cách viết. |
|
|
2 |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận – Học sinh biết tạo lập một bài văn nghị luận đảm bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Bàn luận về ý kiến trên và đề xuất một giải pháp rèn luyện thói quen đọc sách và tự đặt câu hỏi cho bản thân. c. làm vấn đề nghị luận – Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, có sức thuyết phục; dùng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng. – HS có thể làm theo những cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: 1. Mở bài – Nêu vấn đề: Tự học và vai trò của tự học. – Giới thiệu ý kiến. – Tầm quan trọng của việc đọc và đặt câu hỏi đối với học sinh. 2. Thân bài * Bàn luận về ý kiến của của Richard Paul. – Đặt câu hỏi để hiểu: Việc đặt câu hỏi giúp người đọc tập trung vào nội dung và tìm kiếm câu trả lời cho những điều họ chưa biết. Điều này khuyến khích sự tò mò và ham học, giúp họ hiểu rõ hơn về các khái niệm và thông tin mà tác giả muốn truyền đạt. – Đặt câu hỏi để đánh giá: Bằng cách đặt câu hỏi, người đọc có thể đánh giá và phê phán thông tin một cách tự lập. Điều này đặt họ ở vị trí chủ động trong quá trình đọc sách, từ đó xây dựng khả năng phân tích và đánh giá thông tin một cách toàn diện hơn. – Đặt câu hỏi để đưa ý niệm vào tư duy: Việc đặt câu hỏi giúp người đọc tạo ra những ý niệm cá nhân và đưa chúng vào quá trình tư duy. Câu hỏi không chỉ giúp họ nắm bắt thông tin mà còn kích thích sự sáng tạo và tư duy độc lập. – Kỹ năng đặt câu hỏi là một tool tư duy: đặt câu hỏi là cầu nối giữa người đọc và tác phẩm, đồng thời tạo nên một không gian tư duy độc lập và đa chiều. * Thể hiện chính kiến cá nhân. – Đánh giá ý kiến. – Nhận thức, hành động của cá nhân. 3. Kết bài – Khẳng định lại vai trò của việc đọc và đặt câu hỏi. – Đề xuất giải pháp của cá nhân. d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo – Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt trong sáng, bài viết thể hiện được sự sáng tạo, độc đáo riêng. – Chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, văn phong lưu loát; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu. |
|
Ma trận đề kiểm tra Ngữ văn 9 giữa kì 2
CHỦ ĐỀ |
MỨC ĐỘ |
Tổng số câu |
Điểm số |
||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
VD cao |
||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||
Đọc hiểu văn bản |
0 |
2 |
0 |
0 |
1 |
0 |
3 |
3.0 |
|||
Thực hành tiếng Việt |
0 |
2 |
0 |
2 |
1.0 |
||||||
Viết |
0 |
2 |
1 |
0 |
2 |
6.0 |
|||||
Tổng số câu TN/TL |
0 |
2 |
0 |
2 |
0 |
2 |
0 |
1 |
0 |
7 |
10 |
Điểm số |
0 |
1.0 |
0 |
2.0 |
0 |
6.0 |
0 |
1.0 |
0 |
10 |
10.0 |
Tổng số điểm |
1.0 điểm 10% |
2.0 điểm 20% |
6.0 điểm 60% |
1.0 điểm 10% |
10 điểm 100 % |
10 điểm |
TRƯỜNG THCS ………
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 9 – KẾT NỐI TRI THỨC VÀ CUỘC SỐNG
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt |
Số ý TL/ Số câu hỏi TN |
Câu hỏi |
|||
TL (số ý) |
TN (số câu) |
TL (số ý) |
TN (số câu) |
||||
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN |
2 |
0 |
|||||
Nhận biết |
– Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ. – Nhận biết được phong cách ngôn ngữ phương thức biểu đạt. – Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được dùng trong bài thơ. |
2 |
0 |
C1,C2 |
|||
Thông hiểu |
– Hiểu được ý nghĩa – Hiểu và lí giải được tình cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. |
2 |
0 |
C3,4 |
|||
Vận dụng cao |
Rút ra được thông điệp của bài thơ. |
1 |
0 |
C5 |
|||
VIẾT |
2 |
0 |
|||||
Vận dụng |
Trình bày được quan điểm, suy nghĩ cá nhân của mình về nhân vật và liên hệ thực tế bản thân. |
1 |
0 |
C1 phần viết |
|||
Viết văn bản nghị luận về một quan điểm sống. *Nhận biết – Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận về một quan niệm sống. – Xác định được kiểu bài phân tích, về một vấn đề trong cuộc sống (bàn luận mặt đúng sai của vấn đề, liên hệ thực tế). – Giới thiệu vấn đề. *Thông hiểu – Những mặt tích cực, tiêu cực của quan điểm. – Những biểu hiện của sự chia sẻ và đồng cảm. – Phân tích cụ thể vai trò của sự chia sẻ và đồng cảm. – Liệt kê những bài học nhận thức và hành động về lối sống ấy. * Vận dụng – Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu các phép liên kết câu trong câu ghép, các phương thức biểu đạt các thao tác lập luận để phân tích bàn luận về vấn đề. – Mở rộng vấn đề. |
1 |
0 |
C2 phần tự luận |
……………
Xem đầy đủ nội dung đề thi Văn giữa kì 2 lớp 9 trong file tải về
Đề thi giữa kì 2 Văn 9 năm 2024 – 2025 gồm 12 đề có đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận. Qua đề thi giữa kì 2 Văn 9 giúp các bạn học sinh ôn luyện củng cố kiến thức để biết cách ôn tập đạt kết quả cao.