Các em cùng tìm hiểu Hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ qua Tự Tình II và Thương vợ để hiểu hơn về những người phụ nữ Việt xưa, tuy mỗi người một số phận, hoàn cảnh éo le khác nhau nhưng ở họ vẫn ngời lên những phẩm chất tốt đẹp.
Đề bài: Hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ qua Tự Tình II và Thương vợ
Hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ qua Tự Tình II và Thương vợ
1. Hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ qua Tự Tình II và Thương vợ, bài mẫu số 1:
Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua bài thơ Thương vợ của Tú Xương và bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương đều hiện lên với những vẻ đẹp đáng quý nhưng lại có số phận nhiều khổ đau, bất hạnh.
Bài làm:
“Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen
Ai ơi nếm thử mà xem
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi”
Đã từ lâu, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam xưa đã xuất hiện nhiều qua những câu ca dao với những vẻ đẹp, hình tượng khác nhau. Nhưng ở họ đều có chung đức tính truyền thống đẹp đẽ mà dân tộc Việt Nam đã tích luỹ được qua hàng ngàn năm lao động và đấu tranh. Hình ảnh đó cũng được thể hiện rất tài tình qua hai bài thơ Tự Tình II của Hồ Xuân Hương Và Thương Vợ của Trần Tế Xương.
Hình ảnh đầu tiên của người phụ nữ Việt Nam được thể hiện qua hai bài thơ đó là hình tương người phụ nữ Việt Nam chịu nhiều đau khổ, vất vả trong cuộc sống. Đó là hình ảnh bà Tú vất vả, gian truân kiếm sống, tất bật ngược xuôi “Quanh năm buôn bán ở mom sông”. Câu thơ đã nói lên một hoàn cảnh làm ăn vất vả, lam lũ của bà. Ở đây, bà Tú làm việc vất vả suốt cả năm, không kể mưa nắng trên mom sông – cái doi đất nhô ra đầy nguy hiểm. Thấm thía nỗi vất vả, gian truân của vợ, Tú Xương đã mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói về bà Tú. Có điều hình ảnh con cà trong ca dao đầy tội nghiệp mà hình ảnh con cò trong thơ
Xem bài đầy đủ TẠI ĐÂY.
2. Hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ qua Tự Tình II và Thương vợ, bài mẫu số 2:
Cả hai bài thơ Thương vợ và Tự tình II đều hướng đến khẳng định vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội xưa, đó là những người phụ nữ tài sắc, chịu thương chịu khó và giàu đức hi sinh.
Bài làm:
Trong những năm từ thế kỉ mười bảy đến cuối thế kỉ mười chín, dưới sự suy tàn mục nát của chế độ phong kiến, số phận người phụ nữ bị gần như bị vùi dập trong vũng bùn đau khổ bởi lễ giáo phong kiến “trọng nam khinh nữ” hà khắc. Họ phải chịu chói buộc trong chế độ xã hội nam quyền độc đoán, đa thê… cùng với sự áp đặt của lễ giáo phong kiến: “Tam tòng, tứ đức” ( tam tòng là: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử; tứ đức là: công, dung, ngôn, hạnh). Họ hầu như không có quyền quyết định cuộc đời mình mà phải an phận, phục tùng và cam chịu. Vì thế, họ gặp rất nhiều đau khổ trong cuộc sống, tình duyên thì lận đận, phải chịu cuộc đời làm lẻ, làm thiếp cho người ta… Cảm thông với số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ, nhiều nhà văn nhà thơ đã thay họ đứng lên nói lên tiếng lòng của mình. Trong đó có Hồ Xuân Hương với “Tự tình” và Trần Tế Xương cùng “Thương vợ”.
Hai tác phẩm trên là lời khẳng định về nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong chế độ xưa. Họ đều là những con người đa tài, đa sắc như Hồ Xuân Hương đã gọi “hồng nhan” hay là tảo tần, thủy chung, và giàu đức hi sinh như Tú Xương lên tiếng.
Nếu như Bà chúa thơ nôm với cái tài và cái ngông của mình dám thách thức với cả trời đất, thiên nhiên để nói lên cái đẹp cái tài hoa của người phụ nữ trong xã hội bấy giờ:
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non”
Xem bài đầy đủ TẠI ĐÂY.
3. Hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ qua Tự Tình II và Thương vợ, bài mẫu số 3:
Bằng sự đồng cảm, trân trọng sâu sắc với người phụ nữ, Tú Xương và Hồ Xuân Hương đã tái hiện đầy sống động hình ảnh người phụ nữ với những vẻ đẹp đáng trân trọng.
Bài làm:
Từ bao giờ đến bây giờ, từ homer đến Kinh Thi, đến ca dao Việt Nam, thơ vẫn là một sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại. Nó đã ra đời giữa những vui buồn của loài người và nó sẽ kết bạn với loài người cho đến ngày tận thế” (Hoài Thanh). Có thể nói, đó chính là sự trường tồn bất diệt của thơ văn.
Và ta càng thấy sức lan tỏa của nó mạnh mẽ hơn khi đến với ngòi bút nhân đạo của người nghệ sĩ trong thơ ca trung đại. Nổi bật lên trong những trang viết thấm nhuần tư tưởng ấy chính là hình ảnh người phụ nữ. Bằng sự đồng cảm nơi sâu thẳm tâm hồn, nhiều tác phẩm ra đời chính là sự lên tiếng của nhiều nhà thơ nói thay cho tâm sự thầm kín của người phụ nữ mà tiêu biểu là hai bài thơ “Tự tình II” của Hồ Xuân Hương và “Thương vợ” của Trần Tế Xương.
Đọc những vần thơ ấy, độc giả không khỏi rung động trước tình cảnh éo le, trớ trêu, những bi kịch đau thương họ phải gánh chịu. Và có lẽ chính bởi từ đó, ta hiểu thêm về một nửa nhân loại.
Mỗi bài thơ đều được thể hiện bằng phong cách riêng nhưng nổi bật lên là hình ảnh người phụ nữ tiềm ẩn bao vẻ đẹp, tài năng và phẩm chất đáng trân trọng. Nhưng trong xã hội phong kiến mục nát ấy, mọi quyền lợi mà họ đáng được hưởng lại bị tước đoạt.
Có thể khẳng định rằng, người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa đẹp người, đẹp nết. họ mang một vẻ thuần khiết, trắng trong, có nhan sắc:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”
(Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương)
Xem bài đầy đủ TẠI ĐÂY.
Các em cùng tìm hiểu Hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ qua Tự Tình II và Thương vợ để hiểu hơn về những người phụ nữ Việt xưa, tuy mỗi người một số phận, hoàn cảnh éo le khác nhau nhưng ở họ vẫn ngời lên những phẩm chất tốt đẹp.