asd
Trang chủGiáo DụcLớp 12Soạn bài Tự đánh giá: Mưa xuân Cánh diều

Soạn bài Tự đánh giá: Mưa xuân Cánh diều

Tài liệu Soạn văn 12: Tự đánh giá: Mưa xuân, sẽ hướng dẫn trả lời câu hỏi trong SGK môn Ngữ văn.

Soạn bài Tự đánh giá: Mưa xuân Cánh diềuSoạn bài Tự đánh giá: Mưa xuân

Mời các bạn học sinh lớp 12 tham khảo tài liệu dưới đây để chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ.

1. Soạn bài Tự đánh giá Mưa xuân chi tiết

Câu 1. Phương án nào thể hiện đúng nhất nội dung tự giới thiệu của cô gái?

A. Trẻ trung, trong trắng, chưa có chồng

B. Làm nghề dệt vải, đã được mẹ gả bán

C. Ngày ngày bên khung cửi, còn trẻ con

D. Có mẹ già, đi dệt vải ở chợ làng xa

Hướng dẫn giải:

A. Trẻ trung, trong trắng, chưa có chồng

Câu 2. Khi biết tin có hội chèo làng Đặng; cô gái có tâm trạng như thế nào?

A. Lưu luyến, bịn rịn

B. Háo hức, mong đợi

C. Thất vọng, chán chường

D. Buồn bã, cô đơn

Hướng dẫn giải:

B. Háo hức, mong đợi

Câu 3. Từ nào sau đây phản ánh đúng nhất thái độ của cô gái trong đêm hội chèo?

A. Tuyệt vọng

B. Giận dữ

C. Thất vọng

D. Bức xúc

Hướng dẫn giải:

A. Tuyệt vọng

Câu 4. Dòng nào không thể hiện đúng sự tương phản về tâm tư của cô gái trước và sau đêm hội chèo?

A. Mưa xuân phơi phới bay – Mưa xuân đã ngại bay

B. Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy – Hoa xoan đã nát dưới chân giày.

C. Thôn Đoài cách có một thôi đê – Có ngắn gì đâu một dải đê

D. Mẹ bảo: “Thôn Đoài hát tối nay” – Để mẹ em rằng: hát tối nay?

Hướng dẫn giải:

D. Mẹ bảo: “Thôn Đoài hát tối nay” – Để mẹ em rằng: hát tối nay?

Câu 5. Những câu thơ sau đây cho thấy đặc điểm nào về ngôn ngữ của bài Mưa xuân?

– Mẹ già chưa bán chợ làng xa

– Thế nào anh ấy chả sang xem

– Chờ mãi anh sang anh chẳng sang.

– Thế mà hôm nọ hát bên làng

– Có ngắn gì đâu một dải đê!

A. Đậm tính thông tục

B. Đậm tính địa phương

C. Đậm chất thôn quê

D. Đậm chất thành thị

Hướng dẫn giải:

C. Đậm chất thôn quê

Câu 6. Bài thơ có kết cấu như thế nào? Hãy chỉ ra diễn biến tâm trạng của cô gái trước, trong và sau hội chèo.

Hướng dẫn giải:

  • Bài thơ có kết cấu theo mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình “em”.
  • Diễn biến tâm trạng: trước đêm hội rất háo hức, mong đợi; trong đêm hội vội vàng, tha thiết tìm kiếm chàng trai; sau đêm hội thì cảm thấy thất vọng, buồn bã.

Câu 7. Em có nhận xét gì về tâm hồn, tình cảm của nhân vật trữ tình trong bài thơ? Dựa vào yếu tố nào để đưa ra nhận xét ấy?

Hướng dẫn giải:

  • Tâm hồn, tình cảm của nhân vật trữ tình: một cô gái trong sáng, thuần khiết với tình cảm tha thiết, sâu sắc
  • Dựa vào diễn biến tâm trạng của cô gái trước, trong và sau hội chèo.

Câu 8. Hãy chỉ ra sự kết hợp giữa yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại trong bài thơ Mưa xuân.

Hướng dẫn giải:

  • Truyền thống: không gian làng quê với những hình ảnh quen thuộc, giản dị; nét đẹp dịu dàng của người con gái trong tình yêu
  • Hiện đại: tình cảm của nhân vật trữ tình bộc lộ trực tiếp, thể thơ bảy chữ,…

Câu 9. Em ấn tượng với câu thơ hoặc hình ảnh thơ nào nhất? Vì sao?

Hướng dẫn giải:

Hình ảnh ấn tượng nhất là mưa xuân, vì đó là hình ảnh trung tâm, gửi gắm thông điệp của nhà thơ.

Câu 10. Nhận xét về thơ Nguyễn Bính, nhà phê bình văn học Hoài Thanh viết: “Thơ Nguyễn Bính đã đánh thức người nhà quê vẫn ẩn náu trong lòng ta” (Thi nhân Việt Nam). Với em, Mưa xuân của Nguyễn Bính đã đánh thức “người nhà quê” như thế nào?

Hướng dẫn giải:

  • Khung cảnh thôn quê: những mảnh vườn làng, những hội hè,…
  • Hình ảnh con người với công việc dệt lụa, đi hội, tình yêu trong sáng của những cô thôn nữ,…

2. Soạn bài Tự đánh giá Mưa xuân ngắn gọn

1. Đôi nét về Nguyễn Bính

– Nguyễn Bính (1918 – 1966), tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bính.

– Ông sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo.

– Quê ở làng Thiện Vịnh, xã Đồng Động (nay thuộc xã Công Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

– Năm 13 tuổi, ông đã biết làm thơ. Đến năm 19 tuổi, ông nhận được giải khuyến khích về thơ của Tự lực văn đoàn.

– Năm 1943, Nguyễn Bính vào Nam Bộ rồi ở lại tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp.

– Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, tham gia công tác văn nghệ và báo chí ở Hà Nội, Nam Định.

– Thơ của Nguyễn Bính mang đậm phong vị dân gian, đem đến cho người đọc những hình ảnh thân thương của quê hương đất nước và tình người đằm thắm, thiết tha.

– Một số tác phẩm tiêu biểu:

  • Trước Cách mạng: Tâm hồn tôi (1937), Lỡ bước sang ngang (1940), Hương cố nhân (1941), Mười hai bến nước (1942), Cây đàn tỳ bà (truyện thơ – 1944).
  • Sau Cách mạng: Ông lão mài gươm (1947), Gửi người vợ miền Nam (1955), Tiếng trống đêm xuân (truyện thơ – 1958), Cô Son (chèo – 1961), Đêm sao sáng (1962), Người lái đò sông Vị (chèo – 1962)…

2. Giới thiệu về bài Mưa xuân

a. Xuất xứ

Bài thơ Mưa xuân được in trong tập Lỡ bước sang ngang.

b. Bố cục

  • Khổ 1: lời tự giới thiệu của “em”
  • Khổ 2 – khổ 5: tâm trạng của “em” trước khi đi xem hội
  • Khổ 6 – khổ 7: tâm trạng của “em” khi đi xem hội
  • Còn lại: tâm trạng của “em”sau khi tan hội

Tài liệu Soạn văn 12: Tự đánh giá: Mưa xuân, sẽ hướng dẫn trả lời câu hỏi trong SGK môn Ngữ văn.

Sending
User Review
0 (0 votes)

RELATED ARTICLES