Lập vi bằng là hoạt động điển hình nhất của Thừa phát lại, chính vì tính phố biến, thường xuyên của nó, để giúp cho hoạt động của Thừa phát lại được diễn ra nhanh chóng, dễ dàng hơn, Bộ Tư pháp đã ban hành mẫu vi bằng tại Thông tư 05/2020/TT-BTP.
Việc lập vi bằng là hoạt động của Thừa phát lại dựa theo yêu cầu của các cá nhân, tổ chức, để đảm bảo đầy đủ các nội dung vi bằng theo luật định, Thừa phát lại có thể dùng mẫu vi bằng do Bộ Tư pháp ban hành tại Thông tư 05/2020/TT-BTP.
Hình ảnh mẫu vi bằng mua bán nhà, mua bán đất theo thông tư 05
1. Mẫu vi bằng theo Thông tư 05 mới nhất.
2. Hướng dẫn viết mẫu vi bằng.
1. Mẫu vi bằng theo Thông tư 05 mới nhất
– Vi bằng là gì?
Khoản 3 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP giải thích như sau: “Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức…”
– Vi bằng đang được áp dụng một mẫu chung là mẫu TP-TPL-N-05 tại Phụ lục III Thông tư 05/2020/TT-BTP.
*Tải mẫu vi bằng TẠI ĐÂY
– Mẫu vi bằng được ban hành nhằm áp dụng một cách thống nhất cho hoạt động lập vi bằng của Thừa phát lại, tránh bị bỏ sót nội dung quan trọng, cần thiết, giúp Thừa phát lại tiết kiệm thời gian khi hoạt động nghề nghiệp và cũng là cơ sở để người yêu cầu có thể tham khảo, kiểm soát nội dung của vi bằng.
– Hiện nay, mẫu vi bằng được dùng nhiều như mẫu vi bằng mua bán đất, mẫu vi bằng mua bán nhà hoặc bất kỳ hoạt động, sự kiện gì mà cá nhân/tổ chức muốn Thừa phát lại ghi nhận, chứng kiến.
2. Hướng dẫn viết mẫu vi bằng
* Nội dung chính của mẫu vi bằng.
Tại Khoản 1, Điều 40 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định vi bằng được xây dựng bằng tiếng Việt và phải đảm có các nội dung như:
– Tên, địa chỉ Văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng;
– Thời gian, địa điểm lập vi bằng;
– Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng;
– Nội dung yêu cầu, nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;
– Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng;
– Chữ ký của Thừa phát lại, dấu Văn phòng Thừa phát lại, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người yêu cầu, người tham gia khác (nếu có) và người có hành vi bị lập vi bằng (nếu họ có yêu cầu).
Lưu ý: Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.
Những nội dung chủ yếu của vi bằng theo quy định tại Nghị định 08/2020/NĐ-CP
* Thủ tục lập vi bằng
– Thừa phát lại là người trực tiếp chứng kiến hành vi/sự kiện => sau đó tiến hành lập vi bằng. Thừa phát lại có thể mồi thêm người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng.
+ Nội dung do thừa phát lại lập phải khách quan, trung thực.
+ Người yêu cầu cung cấp các thông tin liên quan đến việc lập vi bằng và chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, chính xác của những thông tin này.
– Khi lập vi bằng Thừa phát lại ký vào từng trang, đóng dấu Văn phòng Thừa phát lại và ghi vào sổ vi bằng.
– Tiến hành đăng ký vi bằng
+ Thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng
+ Người làm: Văn phòng Thừa phát lại nơi đã lập vi bằng => Gửi vi bằng và tài liệu nếu có => đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.
+ Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng.
Các nội dung về mẫu vi bằng có thể được điều chỉnh, thêm hoặc bớt tùy theo yêu cầu của các chủ thể hoặc cách lập vi bằng của Thừa phát lại nhưng phải đảm bảo các nội dung chính của vi bằng.
Bạn đọc có thể xem thêm nhiều biểu mẫu thông dụng được Trường Hải Tiến Giang chia sẻ như Mẫu tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp 1, 2, Mẫu hợp đồng thuê đất, …
Việc lập vi bằng là hoạt động của Thừa phát lại dựa theo yêu cầu của các cá nhân, tổ chức, để đảm bảo đầy đủ các nội dung vi bằng theo luật định, Thừa phát lại có thể dùng mẫu vi bằng do Bộ Tư pháp ban hành tại Thông tư 05/2020/TT-BTP.