Nhằm thể chế hóa đường lối của Đảng về hoạt động chăm sóc, phát huy vai trò của người cao tuổi, Luật người cao tuổi đã được thông qua và ban hành. Đây là cơ sở để điều chỉnh quyền, nghĩa vụ của người cao tuổi và trách nhiệm chăm sóc, phụng dưỡng của gia đình, Nhà nước và xã hội đối với người cao tuổi. Cùng Trường Hải Tiến Giang tìm hiểu nội dung chi tiết tại bài viết sau.
Việc ban hành Luật người cao tuổi bước đầu đã đạt được những kết quả nhằm thể chế hóa đường lối của Đảng về hoạt động chăm sóc, phát huy vai trò của người cao tuổi. Không chỉ vậy, đây cũng được coi là một trong những bước tiến nhằm hoàn thiện một bước hệ thống pháp luật về người cao tuổi ở Việt Nam.
Nội dung cơ bản của Luật số 39/2009/QH12 và nghị định hướng dẫn thi hành
1. Bố cục của Luật người cao tuổi.
2. Những điểm mới của Luật người cao tuổi.
3. Nội dung cơ bản của Luật người cao tuổi.
* Tải Luật người cao tuổi mới nhất TẠI ĐÂY
1. Bố cục của Luật người cao tuổi
Luật cao tuổi 2009 có hiệu lực từ ngày từ ngày 01/07/2010. Đây chính là Luật người cao tuổi Việt Nam mới nhất, đang được áp dụng ở thời điểm hiện tại.
Về bố cục của Luật người cao tuổi ngày 23 tháng 11 năm 2009 gồm có: 6 Chương với 31 Điều, cụ thể:
– Chương I : Những quy định chung (từ Điều 1 – Điều 9)
– Chương II: Phụng dưỡng, chăm sóc người cao tuổi
+ Mục 1: Phụng dưỡng người cao tuổi (từ Điều 10 – Điều 11)
+ Mục 2: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi (từ Điều 12 – Điều 13)
+ Mục 3: Chăm sóc người cao tuổi trong hoạt động văn hóa, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch, dùng công trình công cộng và tham gia giao thông công cộng (từ Điều 14 – Điều 16)
+ Mục 4: Bảo trợ xã hội đối với người cao tuổi (từ Điều 17 – Điều 20)
+ Mục 5: Chúc thọ, mừng thọ, tổ chức tang lễ (từ Điều 21 – Điều 22)
– Chương III: Phát huy vai trò người cao tuổi (từ Điều 23 – Điều 24)
– Chương IV: Hội người cao tuổi Việt Nam (từ Điều 25 – Điều 27)
– Chương V: Trách nhiệm của cơ quan nhà nước về công tác người cao tuổi (từ Điều 28 – Điều 29)
– Chương VI: Điều khoản thi hành (từ Điều 30 – Điều 31)
Luật người cao tuổi 2009 gồm những nội dung gì? Tìm hiểu các chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam
2. Những điểm mới của Luật người cao tuổi
Dưới đây là một số điểm mới của Luật người cao tuổi 2009 so với Pháp lệnh người cao tuổi năm 2000:
– Thứ nhất, đã thể chế hóa một cách có hệ thống đối với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về người cao tuổi.
– Thứ hai, xây dựng và tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc trong việc đảm bảo các hoạt động của người cao tuổi. Đồng thời, luật người cao tuổi ra đời cũng nhằm khuyến khích, phổ biến rộng rãi sự quan tâm của các cá nhân, tổ chức xã hội hóa công tác chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi.
– Thứ ba, tạo ra giá trị cho sự phát triển lâu dài trong tương lai
– Thứ tư, một số nội dung trong Pháp lệnh người cao tuổi 2000 đã được nâng lên thành những điều luật trong Luật người cao tuổi 2009.
– Thứ năm, đưa ra những chế tài để đảm bảo thực thi các điều luật trong luật người cao tuổi.
– Thứ sáu, thể hiện sự cam kết của Việt Nam trong việc làm tuyên bố về chương trình hành động Quốc tế Madrit mà Việt Nam đã ký kết.
3. Nội dung cơ bản của Luật người cao tuổi
– Phạm vi điều chỉnh: người cao tuổi là công dân Việt Nam, không áp dụng đối với người cao tuổi là người nước ngoài.
– Đố tuổi xác định là người cao tuổi: công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi.
– Về quyền và nghĩa vụ của người cao tuổi: được đảm bảo về ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khỏe và trách nhiệm của gia đình, Nhà nước, xã hội về phụng dưỡng người cao tuổi.
– Ngoài ra, tại Luật người cao tuổi cũng đã nêu rõ:
+ Quy định khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nơi cư trú của người cao tuổi
+ Những đối tượng được hưởng chính sách bảo trợ xã hội
+ Các hoạt động văn hóa, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch đối với người cao tuổi.
+ Quy định về việc chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi
Trên đây, Trường Hải Tiến Giang đã chia sẻ với bạn đọc một số nội dung cơ bản của Luật người cao tuổi. Luật được ra đời đóng vai trò rất quan trọng và cần thiết trong việc thể chế hóa những đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước. Đồng thời cũng đảm bảo được tính thống nhất, đồng bộ và góp phần thực thi các Công ước quốc tế liên quan đến người cao tuổi mà Việt Nam đã ký kết.
Tiếp theo, bạn đọc có thể tìm hiểu thêm một số văn bản quy phạm pháp luật như: Luật hôn nhân gia đình, Luật quốc tịch, Luật nhà ở, … để có thêm hiểu biết về hệ thống luật pháp tại Việt Nam.
Việc ban hành Luật người cao tuổi bước đầu đã đạt được những kết quả nhằm thể chế hóa đường lối của Đảng về hoạt động chăm sóc, phát huy vai trò của người cao tuổi. Không chỉ vậy, đây cũng được coi là một trong những bước tiến nhằm hoàn thiện một bước hệ thống pháp luật về người cao tuổi ở Việt Nam.