Chí khí anh hùng là đoạn trích viết về hoài bão, khí phách của người anh hùng Từ Hải. Để có những hiểu biết chi tiết về người anh hùng này, các em hãy cùng tìm hiểu đoạn trích qua bài Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng dưới đây.
Bài văn mẫu: Em hãy Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng, trích Truyện Kiều của Nguyễn Du
Những bài Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng hay nhất
1. Mẫu số 1:
Bài văn đã tập trung làm nổi bật được hành động dứt khoát, lời nói thể hiện khát vọng cao đẹp của người anh hùng Từ Hải.
Bài làm:
Trên diễn đàn văn học Việt Nam, Thúy Kiều xuất hiện trong trang thơ của đại thi hào Nguyễn Du với số phận “hồng nhan bạc mệnh” qua mười lăm năm lưu lạc. Nhưng trong quãng đường đầy rẫy oan khổ đó, có những lúc nàng Kiều được tận hưởng những niềm hạnh phúc về lứa đôi, về gia đình. Đó chính là thời điểm nàng gặp gỡ Từ Hải. Vị anh hùng “đầu đội trời, chân đạp đất” đó đã đem đến cho người phụ nữ tài sắc vẹn toàn một danh phận, một vị trí xứng đáng. Đoạn trích “Chí khí anh hùng” đã khắc họa thành công bức chân dung nhân vật Từ Hải với phẩm chất, chí khí, lí tưởng hiên ngang và mang tầm vóc vũ trụ.
Trong tác phẩm “Đoạn trường tân thanh”, “Chí khí anh hùng” là trích đoạn thuộc phần “Gia biến và lưu lạc”. Sau khi rơi vào lầu xanh lần thứ hai, Thúy Kiều tình cờ gặp Từ Hải – vị anh hùng “đầu đội trời, chân đạp đất”. Khác với Thúc Sinh, Từ Hải đã cho Kiều một danh phận chính đáng. Với cảm hứng ngợi ca kết hợp bút pháp lãng mạn hóa, tác giả Nguyễn Du đã phác họa thành công vẻ đẹp của hình tượng nhân vật anh hùng Từ Hải với chí khí, tầm vóc, phẩm chất phi thường.
Trước hết, tác giả Nguyễn Du đã gợi ra không gian cuộc sống “Nửa năm hương lửa đương nồng” của Từ Hải và Thúy Kiều. Mặc dù đã tìm được “tri âm, tri kỉ” nhưng cuộc sống ấm êm, hạnh phúc vẫn không thể dập tắt khát vọng của Từ Hải: “Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương”. Tác giả Nguyễn Du đã dùng từ “trượng phu” kết hợp cụm từ ước lệ “lòng bốn phương” với thái độ trân trọng, ngưỡng mộ, khâm phục để diễn tả chí nguyện lập công, lập danh lớn lao của người anh hùng. Và tư thế làm chủ, hướng ra phương trời tự do đã được tái hiện rõ nét hơn nữa:
“Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”
……(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.
2. Mẫu số 2:
Các em hãy cùng tham khảo bài văn mẫu dưới đây để thấy được giây phút chia tay đầy lưu luyến của Từ Hải – Thúy Kiều cũng như khát vọng của người anh hùng Từ Hải.
Bài làm:
Truyện Kiều là một trong những kiệt tác để đời trong nền văn học Việt Nam của Nguyễn Du. Với tài và tâm của mình, Nguyễn du vận dụng sáng tạo ngôn ngữ , nghệ thuật và sự thấu hiểu cảm thông tái hiện cuộc đời đầy sóng gió của Thúy Kiều và những mối tình nàng trải qua với bao đau khổ. Trong đó có anh hùng Từ Hải được khắc họa qua đoạn trích Chí Khí Anh Hùng.
Thúy Kiều sống trong cảnh nhơ nhớp lầu xanh , nhưng may mắn mỉm cười với nàng khi nàng gặp Từ Hải, được vị anh hùng chuộc khỏi chốn lầu xanh và cưới làm vợ. Sau nửa năm lửa đượm hương nồng, Từ Hải muốn tạo dựng cho mình sự nghiệp lớn nên đã từ biệt Thúy Kiều và hình ảnh người anh hùng lúc lên đường được tái hiện trong bốn câu đầu…(Còn tiếp).
>> Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.
3. Mẫu số 3:
Bài viết đã phân tích được những nội dung chính của đoạn trích: Đó chính là cuộc chia li của nàng Kiều và Từ Hải, khí phách anh hùng của Từ Hải.
Bài làm:
Truyện Kiều là kiệt tác trong sáng tác của Nguyễn Du, cũng là một trong những tác phẩm làm nên sự hưng thịnh văn học Việt Nam giai đoạn cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. Qua Truyện Kiều, đại thi hào Nguyễn Du không chỉ thể hiện sự đồng cảm, xót xa với cuộc đời truân chuyên của nàng Kiều mà còn gửi gắm ước mơ về người anh hùng có thể cứu dân, dẹp loạn thông qua hình tượng Từ Hải. Trong đoạn trích “Chí khí anh hùng”, nhân vật Từ Hải xuất hiện nổi bật với những phẩm chất phi thường và khát vọng cao đẹp của người anh hùng “đầu đội trời, chân đạp đất”.
Trải qua bao biến cố của cuộc đời, những tưởng cuộc đời Thúy Kiều mãi bị vùi dập trong những đau đớn, ê chề thì Từ Hải đã xuất hiện, mang theo ánh sáng hi vọng cho cuộc đời nàng. Có thể nói gặp gỡ và nên duyên cùng với Từ Hải là hạnh phúc hiếm hoi trong cuộc đời của Thúy Kiều. Tuy nhiên, cuộc sống hạnh phúc với nàng Kiều cũng không thể làm nguôi đi chí lớn của người anh hùng:
“Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương
Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”
Sau nửa năm chung sống hạnh phúc với nàng Kiều, Từ Hải đã quyết định ra đi để làm nghiệp lớn. Từ Hải vốn là người người anh hùng đầu đội trời, chân đạp đất với khát vọng tung hoành khắp muôn phương “nghênh ngang một cõi biên thùy”….(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.
Đoạn trích Chí khí anh hùng thể hiện hoài bão, khát vọng của người anh hùng Từ Hải
4. Mẫu số 4:
Bài văn đã giới thiệu cụ thể về vị trí đoạn trích trong Truyện Kiều và cuộc chia li đầy lưu luyến của Thúy Kiều và Từ Hải.
Bài làm:
Nếu Kim Trọng là một người thư sinh đèn sách hiếu học thì Từ Hải là một người anh hùng với khí phách hiên ngang. Từ Hải là người đã cứu Thúy Kiều thoát khỏi cảnh sống nhơ nhớp, ô nhục khi nàng rơi vào lầu xanh lần thứ hai. Hai người chung sống với nhau rất hạnh phúc nhưng do Từ Hải muốn có được sự nghiệp lớn lao nên đã từ biệt Thúy Kiều ra đi. Ý chí, quyết tâm ấy của chàng được thể hiện qua đoạn trích “Chí khí anh hùng” nằm trong tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
Đoạn trích này nằm ở vị trí câu 2213 đến câu 2230 thể hiện lí tưởng về người anh hùng của tác giả. Bốn câu thơ đầu của đoạn trích đã thể hiện khát vọng lên đường vì sự nghiệp của Từ Hải:
“Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương
Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”.
Trong lúc tình yêu và hạnh phúc vợ chồng đang nồng đượm, yên ấm, Từ Hải quyết chí ra đi, rời xa người vợ tài sắc để làm lí tưởng nam nhi của mình. Nam nhi trong xã hội xưa muốn được công nhận thì phải có công danh, sự nghiệp, có được những công trạng lớn lao…(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.
5. Mẫu số 5:
Từ Hải trong truyện Kiều của Nguyễn Du là người anh hùng đầu đội trời, chân đạp đất, đây cũng chính là mẫu anh hùng lí tưởng trong xã hội đầy loạn lạc cuối thế kỉ XVIII. Cùng tìm hiểu về những phẩm chất anh hùng của Từ Hải, các em hãy cùng tham khảo bài văn mẫu dưới đây nhé.
Bài làm:
Có một nhà thơ mà người Việt Nam không ai là không biết đến. Có một truyện thơ mà hơn 200 năm qua không mấy người Việt Nam không thuộc vài câu hay vài đoạn. Người ấy, thơ ấy đã từng được Tố Hữu ngợi ca:
“ Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu”
Không ai khác đó chính là Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều. Mỗi một đoạn, mỗi câu thơ đều là “lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu” mà thi gia dầy công chắp bút. Đằng sau số phận cuộc đời nhân vật đều được gửi gắm biết bao giá trị nhân đạo sâu sắc. Đó là niềm trân trọng nâng niu ước mơ khát vọng con người. Đó là tiếng nói lên án tố cáo những thế lực xấu xa đứng đằng đằng sau. Và hơn thế nữa nó phản ảnh chân thực giấc mơ tự do công lí mà đoạn trích “Chí khí anh hùng” chính là tiêu biểu nhất cho điều này…(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.
Tìm hiểu về đoạn trích Chí khí anh hùng cũng như đại kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du, bên cạnh bài Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng, các em không nên bỏ qua: Cảm nhận về đoạn Trao duyên, Cảm nhận của em về 12 câu thơ đầu trong đoạn trích Trao duyên, Phân tích đoạn trích chị em Thúy Kiều, Tóm tắt Truyện Kiều
Chí khí anh hùng là đoạn trích viết về hoài bão, khí phách của người anh hùng Từ Hải. Để có những hiểu biết chi tiết về người anh hùng này, các em hãy cùng tìm hiểu đoạn trích qua bài Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng dưới đây.