asd
Trang chủPháp LuậtMức án phí khi Tòa án ra quyết định công nhận sự...

Mức án phí khi Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của 2 bên

Án phí dân sự là khoản tiền mà đương sự trong vụ án có nghĩa vụ phải nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định của Tòa án. Án phí dân sự hiện nay được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và dùng án phí và lệ phí Tòa án.

1. Luật sư tư vấn về án phí dân sự

Án phí có vai trò quan trọng trong việc tạo nguồn thu cho ngân sách, đồng thời nó cũng tác động ít nhiều đến quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân do đó buộc các chủ phải cân nhắc khi đưa ra yêu cầu, làm việc khởi kiện. Vậy trong trường hợp Tòa án ra quyết định Công nhận sự thỏa thuận của 2 bên thì các bên đương sự có phải chịu án phí nữa không? Mức án phí được tính như nào?

Nếu bạn đang gặp phải vướng mắc liên quan đến án phí dân sự, bạn cần tham khảo các quy định pháp luật về án phí hoặc ý kiến của luật sư có chuyên môn. Trong trường hợp bạn không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ Luật Minh Gia để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn cụ thể.

2. Mức án phí khi Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của 2 bên

Câu hỏi: Đối với loại án Kinh doanh thương mại (KDTM), nếu xét xử bằng việc mở phiên tòa (xét xử thành bản án) thì mức án phí KDTM tính như thế nào và nếu tòa án ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự thì mức án phí tính ra sao? xin cảm ơn!

Nội dung tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi nội dung yêu cầu tư vấn tới Cty Luật Minh Gia. Với những thắc mắc của bạn, chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn như sau:

Về vấn đề án phí đối với vụ án tranh chấp kinh doanh,thương mại. Chúng tôi đã có bài tư vấn cụ thể tại: 

https://luatminhgia.com.vn/quy-dinh-ve-an-phi-va-muc-tinh-an-phi.aspx  Bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn.

Đối với việc Tòa ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự thì vấn đề án phí được xử lý như thế nào?

Theo quy định tại Điều 131 Bộ Luật tố tụng dân sự quy định về nghĩa vụ nộp án phí sơ thẩm quy định:

“1. Đương sự phải chịu án phí sơ thẩm nếu yêu cầu của họ không được Toà án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn nộp án phí sơ thẩm hoặc không phải nộp án phí sơ thẩm.

2. Trong trường hợp các bên đương sự không tự xác định được phần tài sản của mình trong khối tài sản chung và có yêu cầu Toà án giải quyết chia tài sản chung đó thì mỗi bên đương sự phải nộp án phí sơ thẩm tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được hưởng.

3. Trước khi mở phiên toà, Toà án tiến hành hoà giải nếu các bên đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì họ chỉ phải chịu 50% mức án phí sơ thẩm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này”.

Do đó, nếu như trước khi mở phiên tòa giải quyết tranh chấp, Tòa án tiến hành hòa giải mà các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì chỉ phải chịu 50% án phí sơ thẩm theo quy định. Các trường hợp công nhận sự thỏa thuận của hai bên khác đều không được hoàn lại án phí theo quy định tại Điều 18 pháp lệnh Số: 10/2009/UBTVQH12 về Án phí, lệ phí tòa án:

“1. Toàn bộ án phí, lệ phí Tòa án thu được phải nộp đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước.

2. Tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí Tòa án được nộp cho cơ quan có thẩm quyền thu quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh này để gửi vào tài khoản tạm giữ mở tại kho bạc nhà nước và được rút ra để thi hành theo quyết định của Tòa án.

3. Người đã nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí Tòa án phải chịu án phí, lệ phí Tòa án thì ngay sau khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực thi hành số tiền tạm ứng đã thu được phải chuyển vào ngân sách nhà nước.

4. Trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí Tòa án được hoàn trả một phần hoặc toàn bộ số tiền đã nộp theo bản án, quyết định của Tòa án thì cơ quan đã thu tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí Tòa án phải làm thủ tục trả lại tiền cho họ.

5. Trường hợp việc giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính bị tạm đình chỉ, thì tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí Tòa án đã nộp được xử lý khi vụ việc được tiếp tục giải quyết.

6. Trường hợp vụ việc dân sự, vụ án hình chính bị đình chỉ theo quy định tại khoản 1 Điều 192 của Bộ luật tố tụng dân sự hoặc các điểm a, b và c khoản 1 Điều 41 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính thì số tiền tạm ứng án phí đã nộp được sung vào công quỹ nhà nước.

7. Trường hợp việc giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính bị đình chỉ theo quy định tại khoản 2 Điều 192 của Bộ luật tố tụng dân sự hoặc khoản 3 Điều 41 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính thì tiền tạm ứng án phí được trả lại cho người đã nộp tiền tạm ứng án phí.

8. Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu theo quy định tại khoản 3 Điều 320, khoản 2 Điều 325, khoản 3 Điều 331 và khoản 2 Điều 336 của Bộ luật tố tụng dân sự thì tiền tạm ứng lệ phí Tòa án đã nộp được sung vào công quỹ nhà nước.

9. Trường hợp Tòa án xét xử giám đốc thẩm hủy bản án, quyết định phúc thẩm, giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa; Tòa án xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án, quyết định của Tòa án đã xét xử vụ án và đình chỉ giải quyết vụ án thì phải xem xét, quyết định về án phí, lệ phí Tòa án.

Án phí dân sự là khoản tiền mà đương sự trong vụ án có nghĩa vụ phải nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định của Tòa án. Án phí dân sự hiện nay được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và dùng án phí và lệ phí Tòa án.

Sending
User Review
0 (0 votes)

RELATED ARTICLES