asd
Trang chủGiáo DụcVăn mẫuCảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Các em học sinh thường bắt gặp đề bài: Em hãy nêu cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ trong bài kiểm tra và bài thi sau khi học xong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ. Để có thể làm bài nhanh, đầy đủ ý thì các em có thể tham khảo bài văn mẫu, dàn ý dưới đây.

Tên bài viết: Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Cảm nhận của em về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

 

I. Dàn bài cảm nhận về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Sau đây là dàn ý cảm nhận về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, các em cùng tham khảo để có thể hình thành ý tưởng, cách viết bài văn hoàn chỉnh và đầy đủ ý chỉnh nhất.

1. Tác giả

Hàn Mặc Tử (1912-1940) là bút danh của Nguyễn Trọng Trí. Các bút danh khác: Phong Trần, Lệ Thanh. Ông thuộc nhóm thơ Bình Định. Một cuộc đời hết sức lãng mạn và đầy bi kịch. Một nhà thơ tài năng, cảm hứng sáng tạo thi ca dào dạt với những tập thơ: Gái quê, Thơ Điên, Thượng thanh khí, Cẩm châu duyên, và 2 kịch thơ: Duyên kì ngộ, Quần tiên hội.

Phong cách nghệ thuật của Hàn Mặc Tử rất khác lạ: bên cạnh những vần thơ điên loạn lại xuất hiện những vần thơ hồn nhiên, trong trẻo lạ thường như “Mùa xuân chín”, “Đây thôn Vĩ Dạ”…

2. Xuất xứ, chủ đề

– Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” rút trong tập Thơ Điên.

– Bài thơ nói về cảnh đẹp Vĩ Dạ với một tình yêu thiên nhiên thiết tha, một hoài niệm bâng khuâng vương vấn…. (còn tiếp)

Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY

cam nhan bai tho day thon vi da 2

Cảm nhận vê bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

 

II. Bài văn mẫu cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

 

1. Bài văn mẫu 1

Bài văn mẫu Cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ này đi thẳng vào bài thay vì dẫn dắt nhưng vẫn thu hút được người đọc. Các em học sinh có thể tham khảo cách dẫn dắt này.

Bài làm

“Đây thôn Vĩ Dạ” là một kiệt tác của Hàn Mặc Tử, được sáng tác vào năm 1938, in lần đầu trong tập “Thơ điên”. Khi viết bài thơ này Hàn Mặc Tử đang trong giai đoạn bệnh nặng, cả thể xác lẫn tinh thần bị đau đớn và bệnh tật giằng xé. Nhưng thể hiện qua bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” ta chỉ thấy một chất thơ nhẹ nhàng, một hồn thơ khao khát yêu thương, bệnh tật có lẽ không thể chạm đến tâm hồn của Hàn Mặc Tử. Với những hình ảnh biểu hiện nội tâm, hình ảnh gợi tả, ngôn ngữ tinh tế, giàu liên tưởng, “Đây thôn Vĩ Dạ” vẽ lên một bức tranh đẹp về một miền quê Việt Nam cũng như qua đó gửi gắm tiếng lòng tha thiết yêu đời, yêu người của tác giả.

Theo một số tài liệu, bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình của Hàn Mặc Tử với một cô gái vốn ở thôn Vĩ Dạ. Mở đầu bài thơ là một câu hỏi tu từ:

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” … (còn tiếp)

Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY

 

2. Bài văn mẫu 2

Còn bài văn mẫu Cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ này lại có mở đầu gián tiếp hấp dẫn và thu hút được người đọc.

Bài làm

Trong số các thi sĩ Việt Nam hiện đại, Hàn Mặc Tử là người khổ nhất. Tạo hóa vốn rộng luợng, nhưng không hay đãi đăng khách văn chương. Nhà thơ chỉ sống vẻn vẹn 28 năm (1912-1940). 28 năm của một đời người, sao lại lắm truân chuyên khổ ải? Ông xuất hiện trên bầu trời thi ca Việt Nam như một vì sao băng, ngắn ngủi mà lóe sáng, và những ai một lần đã tiếp xúc với thơ Hàn Mặc Tử thì “dấu ấn” kia không thể xóa nhòa.

Mấy năm trở lại đây, vị trí của Hàn Mặc Tử trong lịch sử văn chương nước nhà đã dần hồi được trả lại đúng giá trị vốn có. Trong chương trình môn Văn bậc Trung học phổ thông, lần đầu tiên thơ Hàn Mặc Tử được đem ra giảng dạy cho học sinh qua bài Đây thôn Vĩ Dạ. Bài thơ chỉ có 12 câu, nhưng hồn vía Hàn Mặc Tử vẫn hiển hiện nguyên vẹn: Tài hoa, thật thà và tha thiết dâng hiến. Thi sĩ Pháp, Elsa Triolet nói “nhà thơ là người cho máu”. Với Hàn Mặc Tử, đấy là tận cùng của dâng hiến….. (còn tiếp)

Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY

cam nhan bai tho day thon vi da 3

Cảm nhận của em về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

 

3. Bài văn mẫu 3

Trong bài cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ cần nêu được tác giả, xuất xứ của bài thơ cũng như cảm nhận bài thơ theo từng khổ. Và bài văn mẫu dưới đây đã đáp ứng được điều đó.

Bài làm

Thời gian vừa qua, bài thơ lãng mạn gây ra nhiều nhận định bất đồng, thậm chí đối lập nhất là khi phân tích, bình giảng, 12 câu Đây thôn Vĩ Dạ. Nguyên nhân sự hạn chế của một số bài viết có nhiều. Thứ nhất, là thói quen xã hội học dung tục; như tác giả bài “Tiếng thở dài” – Chia sẻ với Hàn Mặc Tử đã nhận xét: “Tác phẩm nào, người phân tích cũng cố quy về giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo (…). Cái hay của văn chương nhiều hình nhiều vẻ, đâu phải chỉ có vài ba giá trị được khuôn sẵn rồi cứ thể ép tác phẩm cổ kim đông tây rào những gia trị ấy'”‘. Thứ hai là do người nghiên cứu không thuộc phong cách nghệ thuật của đối tượng mà mình tìm hiểu; Ví dụ: ai cũng rõ một trong mấy nét cơ bản của tiếng thơ Hàn Mặc Tử là hưởng nội: “Hàn Mặc Tử luôn luôn có khuynh hướng quay vào nội tâm, ông rất ít tả, ít kể theo cái nhìn của con mắt” nói như Trần Đăng Thao: Hàn Mặc Tử thường “nhìn thấy bằng tâm tưởng”, nhưng bởi không thông thuộc phong cách thi pháp bao trùm này trong thơ Hàn Mạc Tứ, người viết những dòng phân tích Đây thôn Vĩ Dạ, trong Soạn văn (tập I) chỉ hoàn toàn tập trung phân tích khách thể được tái hiện trong tác phẩm qua ba đề mục: Thôn Vĩ Dạ, Dòng sông Hương và Những cô gái Huế – Lê Bảo đã nhận xét đúng rằng: …. (còn tiếp)

Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY

 

4. Bài văn mẫu 4

Đây là một trong những bài văn mẫu Cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ ngắn gọn nhất và hay nhất. Các em có thể tham khảo để hình thành các ý chính, hoàn thiện bài văn của mình.

Bài làm

Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chói lọi diệu kì trong vòm trời rực rỡ lấp lánh nhiều tinh tú lạ. Thơ Hàn vừa thể hiện tình yêu khôn cùng với cuộc sống trần tục, vừa hướng về Chúa Trời với những niềm thanh khí thần tiên. Đã có nhiều hướng tiếp nhận kiệt tác Đây thôn Vĩ Dụ. Song, ai cũng thấy rằng bài thơ nói về tình ỹêu – một tình yêu đơn phương, thơ mộng, trong sáng, hồn huyền ảo. Tuy nhiên, khó phủ nhận được là Hàn Mặc Tứ đã nói khá hay về xứ Huế mộng và thơ. Đây thôn Vĩ Dạ chi vẻn vẹn có 3 khổ, tổng cộng 12 câu thất ngôn.

Bài thơ có lẽ là lời trách thầm, và cũng là lời nhắn nhủ nhẹ nhàng gửi gắm của nhân vật trữ tình, trong một tâm trạng vời vợi nhớ mong:

Sao anh không về chơi thôn Vi?

Nhìn nắng làng can nắng mới lên,

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền? …. (còn tiếp)

Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY

 

5. Bài văn mẫu 5

Bài văn mẫu Cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ này nêu cảm nhận theo từng khổ từ khổ một đến khổ cuối. Các em cùng tham khảo.

Bài làm

Nếu như Xuân Diệu được mệnh danh là nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới thì Hàn Mạc Tử được mệnh danh là nhà thơ lạ nhất trong các nhà thơ mới. Thơ của ông nổi bật với những đường nét và màu sắc riêng khi thì táo bạo ấn tượng, khi thì thanh trong thoát tục. Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của ông là một bài thơ rất hay và để lại nhiều tình cảm trong trẻo trong lòng người đọc.

Mở đầu bài thơ là một câu hỏi tu từ gợi nhiều suy tưởng trong lòng người đọc:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Đây liệu có phải là câu hỏi có đượm một chút trách khéo của cô gái về việc chàng trai đã lâu không về thăm thôn Vĩ Dạ. Bởi, khi làm bài thơ này, Hàn Mạc Tử đang ở trại phong Tuy Hòa và nhận được bức ảnh của Hoàng Cúc về miền quê xứ Huế, ông theo đó mà miêu tả những đường nét của xứ Huế qua trí nhớ mà bức ảnh gợi lại. Nhưng với câu hỏi này, ta cũng có thể hiểu đó là một lời mời chàng trai về thăm thôn Vĩ của cô gái xứ Huế. Rồi từ câu hỏi đó, thi sĩ đã nhìn thấy bao nhiêu cảnh sắc, con người xứ Huế: …. (còn tiếp)

Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY

 

6. Bài văn mẫu 6

Các em có thể tham khảo thêm bài văn mẫu Cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ dưới đây để có nhiều cách viết bài văn của mình hơn, từ đó giúp bài văn hay, ý nghĩa hơn.

Bài làm

“Thơ chỉ tràn ra khi cảm xúc thật đầy”. Thật vậy, thơ là điệu cảm xúc, thơ là cứu cánh cho cuộc đời mỗi người. Đối với Hàn Mạc Tử cũng vậy, thơ trở thành nơi ông bày tỏ bao nỗi niềm giấu kín cùng cảm xúc mãnh liệt nhưng tồn tại trong đau thương. Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của ông là một trong những bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Hàn. Bài thơ là một bức tranh thiên nhiên đẹp xứ Huế và tình đời tình người sâu kín.

” Cảnh sắc thiên nhiên nơi thôn Vĩ Dạ được gợi mở ra tươi mới tràn ngập sức sống:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền”

… (còn tiếp)

Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY

 

7. Bài văn mẫu 7

“Vườn thơ Hàn rộng không bờ bến nhưng càng đi xa càng thấy lạnh”. Đó là nhận định của nhà phê bình văn học Hoài Thanh về Hàn Mặc Tử – một trong những gương mặt thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ mới. Thông qua bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”, chúng ta có thể thấy được thế giới lạnh lẽo, sâu xa đến ám ảnh trong hồn thơ của chàng thi sĩ họ Hàn với hệ thống ngôn từ, thi liệu, hình ảnh độc đáo. Và ở mỗi một khổ thơ, tác giả đã tái hiện những không gian, khung cảnh thiên nhiên khác nhau và có sự vận động, biến chuyển để xoáy sâu vào nỗi khát khao giao cảm với tình người, tình đời.

Câu thơ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” mở đầu bài thơ là một câu hỏi tu từ mang nhiều ý nghĩa về sắc thái cảm xúc. Đó có thể là một lời trách móc nhẹ nhàng, có thể là một lời giới thiệu, mời gọi khách thể đến với vườn thôn Vĩ, có thể là lời tự vấn của chủ thể trữ tình. Và từ câu hỏi này, tác giả đã tập trung miêu tả về vẻ đẹp thiên nhiên xứ Huế. Trước hết, đó là ánh nắng buổi bình minh đang len lỏi trên cành cây kẽ lá, quyện hòa làm nên thi ảnh độc đáo “nắng hàng cau”….. (còn tiếp)

Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY

 

Bên cạnh cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, các em cũng có thể gặp dạng bài Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ. Nếu chưa biết cách viết, các em có thể dàn ý và bài văn mẫu Phân tích bài thơ Dây thôn Vĩ Dạ mà 9mobi chia sẻ trước đây.

Các em học sinh thường bắt gặp đề bài: Em hãy nêu cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ trong bài kiểm tra và bài thi sau khi học xong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ. Để có thể làm bài nhanh, đầy đủ ý thì các em có thể tham khảo bài văn mẫu, dàn ý dưới đây.

Sending
User Review
0 (0 votes)

RELATED ARTICLES