Biện pháp so sánh là một trong những biện pháp tu từ phổ biến thường gặp trong văn học, nhưng trong quá trình học bạn chưa hiểu rõ về biện pháp so sánh. Vì vậy bạn muốn tìm hiểu thêm về biện pháp so sánh và tác dụng của biện pháp so sánh trong văn học. Dưới đây Trường Hải Tiến Giang chia sẻ với bạn tác dụng của biện pháp so sánh và ví dụ minh họa cụ thể, mời bạn cùng tham khảo nhé.
I. Biện pháp so sánh là gì? Ví dụ minh họa
1. Biện pháp so sánh là gì?
Biện pháp so sánh là biện pháp đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng ở cùng một khía cạnh nào đó để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. So sánh là biện pháp tu từ phổ biến nhất dùng trong văn học từ trước tới nay, bên cạnh biện pháp nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, chơi chữ.
Ví dụ 1: Cô giáo như mẹ hiền.
Biện pháp so sánh dùng ở đây là so sánh hình ảnh “cô giáo” giống như “mẹ”, bởi cô giáo và mẹ đều là những người hiền hòa, yêu thương và quan tâm.
Ví dụ 2:
“Công cha như núi Thái Sơn”
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” – ca dao.
Biện pháp so sánh ở đây đã so sánh hình ảnh “công cha” giống như “núi Thái Sơn”, so sánh “nghĩa mẹ” giống như “nước trong nguồn”. Các hình ảnh được so sánh với nhau đều có nét tương đồng đó là: sự lớn lao, rộng lớn, và nhiều.
2. Dấu hiệu của biện pháp so sánh
Thông thường những câu dùng biện pháp tu từ so sánh trong câu sẽ thường dùng các từ so sánh như: Như, là, giống như, ví như, tựa như, như là, …
Ví dụ: – Nàng đẹp tựa như tiên nữ trong tranh.
– Cầu vồng giống như một chiếc cầu thần kỳ đưa chúng ta đến thế giới của những ước mơ và hy vọng.
– Trẻ em như búp trên cành.
Ngoài ra bạn có thể nhận biết qua nội dung, ý nghĩa diễn đạt trong câu. Nếu trong nội dung của câu văn có các đối tượng và có điểm chung hay nét tương đồng giữa chúng thì câu văn đó cũng dùng biện pháp so sánh.
Ví dụ: – Chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
3. Cấu tạo của của phép so sánh
Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh
Vế A_ phương diện so sánh_ từ chỉ so sánh_ vế B
Trong đó:
- Vế A: Nêu tên sự vật, sự việc được so sánh
- Vế B: là các sự vật, hiện tượng được mang ra để cùng so sánh với sự vật, hiện tượng của vế A
- Phương diện so sánh: là những từ ngữ chỉ nét tương đồng giữa cả hai vế
- Từ so sánh: Từ ngữ chỉ ý so sánh (ví dụ: tựa như, như, giống như, như là, bao nhiêu, bấy nhiêu,…)
Ví dụ: Nàng đẹp tựa như tiên nữ.
- Vế A: Nàng
- Vế B: Tiên Nữ
- Phương tiện so sánh: Đẹp
- Từ so sánh: Tựa như
Biện pháp so sánh ở đây so sánh hình ảnh của “nàng” với “tiên nữ” vì cả hai đều đẹp như nhau.
Trong thực tế, mô hình cấu tạo nói trên có thể biến đổi ít nhiều
- Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh (viết tắt là từ so sánh) có thể được lược bớt. Lúc này mô hình cấu tạo biện pháp so sánh sẽ thành Vế A_Vế B
Ví dụ: “Chiếc thuyền câu bé tẻo teo”.
- Vế B có thể được đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh. Lúc này mô hình cấu tạo biện pháp so sánh sẽ thành Từ so sánh_Vế B, Vế A
Ví dụ: Như loài kiến, con người cũng phải chăm chỉ, cố gắng.
4. Các dạng của biện pháp so sánh
Theo đối tượng so sánh
- So sánh sự vật này với những sự vật khác: Đây là cách so sánh phổ biến, dùng hình ảnh so sánh đối chiếu sự vật này với sự vật khác trên điểm tương đồng giữa chúng.
Ví dụ: – Màn đêm tối đen như mực
– Núi cao như đỉnh mây.
- So sánh sự vật với con người và ngược lại: Cách so sánh sự vật với con người dựa vào nét tương đồng về một đặc điểm nào đó của sự vật với một đặc điểm hay một phẩm chất nào đó của con người.
Ví dụ: – Trẻ em như búp trên cành.
– Cánh cửa khép kín như một người trầm lặng, giữ bí mật và lắng nghe.
– Sông chảy mãi không ngừng, giống như thời gian trôi qua trong cuộc sống con người.
– Dù ai nói ngả nói nghiêng. Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
- So sánh âm thanh với âm thanh: Cũng là một dạng biện pháp so sánh giống như các dạng khác, kiểu so sánh này dựa vào sự giống nhau về đặc điểm của âm thanh này với âm thanh kia.
Ví dụ: – Tiếng thác nước chảy và những âm thanh của núi rừng giống như một bản nhạc du dương trầm bổng.
– Tiếng gió thổi xào xạc như tiếng lá rơi.
- So sánh hoạt động này với hoạt động khác: Biện pháp so sánh này được dùng để cường điệu hóa sự vật, hiện tượng, thường được dùng trong ca dao và tục ngữ.
Ví dụ: – Con trâu đen chân đi như đập đất.
– Hót như khướu.
Theo từ so sánh
- So sánh ngang bằng: Kiểu so sánh này so sánh sự vật, sự việc, hiện tượng có sự tương đồng với nhau. Ngoài để cho thấy sự giống nhau giữa chúng thì cách so sánh này còn để thể hiện sự hình ảnh hóa các bộ phận hay đặc điểm nào đó của sự vật, sự việc một cách cụ thể hơn giúp người nghe, người đọc dễ hiểu hơn. Dạng so sánh ngang bằng này có dùng các từ so sánh ngang bằng như: Tựa như, y như, tựa, như, là, tự như, giống như, như là, chẳng khác gì.
Ví dụ: – Thẳng như ruột ngựa.
– Khỏe như voi.
– Thương người như thể thương thân
– Anh em như thể tay chân.
- So sánh hơn kém (không ngang bằng): So sánh hơn kém hay còn được gọi là so sánh không ngang bằng, đây là loại so sánh đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng trong mối quan hệ hơn kém để làm nổi bật cái hơn. Trong so sánh hơn kém thường dùng các từ so sánh như: Hơn, kém, hơn là, kém hơn, kém gì, chẳng bằng, chưa bằng, không bằng, không như, chẳng như,…
Ví dụ: – Công sinh không bằng công dưỡng.
– Chiếc điện thoại mới hơn chiếc điện thoại cũ về cấu hình.
– Chiếc váy xanh dài và đẹp hơn chiếc váy đen.
II. Tác dụng của biện pháp so sánh
Biện pháp so sánh được dùng để làm nổi bật khía cạnh nào đó của sự vật hoặc sự việc cụ thể. Ngoài ra biện pháp so sánh còn có rất nhiều tác dụng và ứng dụng trong việc truyền tải thông điệp và tạo hiệu ứng trong ngôn ngữ. Dưới đây là một vài tác dụng của biện pháp so sánh:
- Phép so sánh giúp tạo ra hình ảnh sống động và mô tả chi tiết hơn về một đối tượng hoặc tình huống. Nó giúp người đọc hoặc người nghe hình dung dễ dàng hơn bằng cách liên kết một đối tượng mới với một đối tượng đã quen thuộc.
- Phép so sánh là một cách để tăng tính diễn đạt và sự truyền cảm trong ngôn ngữ. Nó có thể giúp tăng cường cảm xúc, mạnh mẽ hóa ý kiến và làm nổi bật các sự khác biệt hoặc đặc điểm quan trọng.
- Phép so sánh có thể được dùng để giải thích một khái niệm phức tạp bằng cách so sánh nó với một khái niệm đơn giản hoặc quen thuộc hơn. Điều này giúp làm rõ ý nghĩa và giúp người nghe hoặc độc giả hiểu một cách dễ dàng hơn.
- Phép so sánh là một tool quan trọng trong nghệ thuật văn chương, thơ ca và hài kịch. Nó giúp tạo ra hiệu ứng hài hước, biểu cảm và ý tưởng sáng tạo. Các nhà văn và nhà thơ thường dùng phép so sánh để làm phong phú và sáng tạo ngôn ngữ của họ.
- Phép so sánh có thể giúp gợi nhớ và tạo ấn tượng sâu sắc. Khi một đối tượng mới được so sánh với một đối tượng quen thuộc, nó có thể giúp người nghe hoặc độc giả gắn kết với thông điệp và ghi nhớ nó lâu hơn.
Trên đây Trường Hải Tiến Giang đã chia sẻ với bạn về biện pháp so sánh trong văn học, biện pháp so sánh là gì? tác dụng của biện pháp so sánh và ví dụ minh họa. Như vậy, biện pháp so sánh là một biện pháp tu từ quan trọng giúp truyền đạt ý nghĩa một cách sinh động và hiệu quả. Hi vọng với những chia sẻ này bạn sẽ hiểu rõ hơn về biện pháp so sánh để góp phần nào đó cho việc học văn của bạn tốt hơn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết này.
Biện pháp so sánh là một trong những biện pháp tu từ phổ biến thường gặp trong văn học, nhưng trong quá trình học bạn chưa hiểu rõ về biện pháp so sánh. Vì vậy bạn muốn tìm hiểu thêm về biện pháp so sánh và tác dụng của biện pháp so sánh trong văn học. Dưới đây Trường Hải Tiến Giang chia sẻ với bạn tác dụng của biện pháp so sánh và ví dụ minh họa cụ thể, mời bạn cùng tham khảo nhé.