Cây Lan Ý là một loại cây cảnh đẹp, thuần khiết làm say đắm bao thế hệ yêu cây cảnh. Tuy nhiên, việc chăm sóc làm sao cho cây luôn xanh tốt, ra hoa hay tác dụng, ý nghĩa của cây đối với phong thủy, đời sống vẫn còn là thắc mắc chung của nhiều người. Nếu bạn đang tìm kiếm những thông tin bổ ích xoay quanh loài cây này, đừng nên bỏ qua bài viết cây Lan Ý – Ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc sau đây.
1. Đặc điểm Cây Lan Ý
Cây Lan Ý là một loài thực vật có hoa thuộc họ Ráy, được tìm thấy ở các vùng nhiệt đới Nam Mỹ và một số quốc gia Đông Nam Á, tên khoa học là Spathiphyllum wallisii. Hiện nay, cây được trồng rộng rãi ở các nước nhiệt đới. Ngoài cái tên cây lan ý, cây còn được gọi là cây bạch môn, cây vỹ hoa trắng, cây ý lan hay cây huệ hòa bình.
Cây có kích thước khá nhỏ, thường cao không quá 50 cm, rất thích hợp để làm cảnh. Cây mọc thành bụi với các cuống lá dài, nhỏ nhưng vươn cao, có màu xanh đậm giống màu lá. Lá cây lan ý có hình bầu dục thuôn nhọn hai đầu, mép hơi nhăn nheo mọc thẳng hướng lên trên. Mới nhú, lá có màu xanh nhạt, khi già chuyển sang màu xanh đậm.
Hoa lan ý nở quanh năm, mỗi độ ra hoa trụ được khoảng 3-4 tháng. Cuống hoa khá dài, có màu xanh nhạt hoặc trắng xanh. Khi nở, phần đầu cuống tự mọc thành hình trụ màu trắng khi già sẽ chuyển dần sang vàng. Bao bọc bên ngoài là phần mo hoa màu trắng, ôm sát lấy hoa giống hình vỏ sò, rất đẹp.
Cây có khả năng sinh trưởng nhanh, sống trong nhiều môi trường khác nhau. Trong môi trường ánh sáng nhẹ hay thiếu ánh sáng, cây đều có thể phát triển tốt. Do khả năng lan bụi nhanh nên khi muốn nhân giống, người ta thường dùng phương pháp tách bụi.
2. Công dụng của cây Lan Ý
Cây góp phần không nhỏ trong việc cung cấp oxi và cân bằng độ ẩm trong nhà. Không chỉ vậy, cây còn có khả năng tiêu diệt các tế bào nấm mốc có hại trong ngôi nhà của bạn, bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình bạn một cách toàn diện nhất.
Cây lan ý có khả năng lọc không khí cực tốt, là một trong số ít các loại cây cảnh phong thủy được NASA khuyến khích trồng trong nhà. Cây có khả năng hấp thụ các chất độc hại lơ lửng trong không khí gây ung thư như benzen, formaldehyde, trichloroethylene và xylene, toluene – hóa chất được tìm thấy trong dầu hỏa.
Năng lượng bức xạ từ các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, máy tính, wifi, … cực có hại đến với cơ thể con người. Đề giảm tác hại các chất phóng xạ lên cơ thể người, hãy đặt hay một chậu cây lan ý trong phòng làm việc. Cây sẽ hấp thụ một phần và cân bằng mức độ các bức xạ điện từ có trong phòng máy. Nếu đặt trong phòng sẽ gúp bạn dễ ngủ hơn, giảm nguy cơ mắc các bệnh cấp tính.
Kích thước cây khá nhỏ, rất thích hợp để ở kệ tủ, bàn làm việc, cạnh cửa sổ, … vừa đem lại sức sống mới vừa đem đến nguồn năng lượng tích cực cho mọi người. Hoa cây lan ý mang vẻ đẹp dịu dàng, thướt tha, thanh cao và thuần khiết mang lại một cảm giác thư giãn, yên bình, giúp bạn giải tỏa những căng thẳng sau những bộn bề của công việc, của cuộc sống.
3. Cây Lan Ý trong phong thủy
Trong phong thủy, cây lan ý mang rất nhiều nghĩa tốt, là biểu tượng của sự an yên, mang đến may mắn, tài lộc cho người trồng giúp lan tỏa nguồn năng lượng tích cực cho cuộc sống. Vẻ đẹp dịu dàng, tinh khiết của bông hoa màu trắng lơn vươn thẳng gợi sự thanh cao khoáng đạt đem đến cảm giác thư giãn, yên bình.
Khi trồng trong nhà sẽ giúp cho gia đình trở nên hòa thuận hơn, bớt đi những xung đột và cãi vã trong cuộc sống. Đặc biệt, những năng lượng tích cực xung quanh cây còn giúp con người vượt qua những ốm đau, bệnh tật và hiểm nguy trong cuộc sống. Các thành viên trong một tập thể sẽ trở nên hòa đồng và đoàn kết hơn.
Ý trong lan ý có thể hiểu là như ý, như mong muốn hay cầu được ước thấy. Do đó, người trồng lan ý thường gắn với niềm tin trồng cây sẽ giúp gia chủ muốn gì được nấy. Là loại cây đón tài lộc vào nhà, cây lan ý sẽ đem lại may mắn và các cơ hội đến cho người trồng. Ngoài ra, cây lan ý còn được ví như một vị thần hộ mệnh trong công việc và cuộc sống.
Bụi cây sinh sôi phát triển nhanh đại diện cho sinh sôi nảy nở, tốt cho sự phát triển của gia đình. Lá cây to bản hướng lên tựa như những cánh tay nâng đỡ số mệnh cho chủ nhân. Sự cứng cỏi, vươn mình của các cành cây còn mang ý nghĩa khích lệ những người trẻ tuổi cố gắng, nỗ lực hết mình vươn lên. Ngoài ra cây còn có khả năng trung hòa các nguồn năng lượng xung khắc xung quanh, giúp không khí quanh nhà sẽ hài hòa, dễ chịu hơn.
Cây lan ý là loại cây cảnh thuộc hành Kim. Do đó, theo thuyết ngũ hành, Kim sinh Thủy. Do đó, cây lan ý cực hợp với người mệnh Kim – cùng bản mệnh và mệnh Thủy – tương sinh. Hai mệnh này khi trồng cây lan ý sẽ có được nhiều tài lộc và may mắn trong cuộc sống.
4. Cây Lan Ý có độc không?
Cây lan ý có độc, mức độ độc được tính vào loại 2,3. Trong phần lá và củ của cây, người ta tìm thấy chất canxi oxalat – một loại chất gây độc cho đường ruột. Nếu ăn phải một lượng nhỏ sẽ có các triệu chứng như ngứa, nóng rát, sưng môi, miệng, lưỡi. Nếu ăn một lượng lớn sẽ bị tiêu chảy, buồn nôn, ngạt thở hay thậm chí là suy thận. Với người trưởng thành khi ăn một lượng nhỏ có thể chưa có nghiêm trọng nhưng đối với trẻ nhỏ cực nguy hiểm. Do đó, nếu trồng trong nhà, nên đặt cây tại vị trí ngoài tầm với của trẻ nhỏ và vật nuôi.
5. Cách trồng cây Lan Ý
Nhân giống: Cây lan ý có thể trồng được cả trong đất và trong nước, thường được nhân giống bằng phương pháp tách bụi. Mỗi lần tách nên tách sao cho bụi cây con có ít nhất 3-4 thân để cây nhanh phục hồi và phát triển. Khi tách bụi con, nên tách một cách nhẹ nhàng, cẩn thận tránh làm cây dập nát. Nên nhân giống vào mùa xuân vì đây là thời điểm cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất, cho hoa đẹp vào dịp cuối năm.
Trồng vào chậu: Phủ dưới đáy chậu một lớp đất sâu khoảng 1/3 chậu, sau đó mới đưa cây con vào và phủ đất. Để đảm bảo độ dinh dưỡng và tơi xốp, bạn nên trộn thêm xơ dừa, mùn cưa và vỏ trấu. Đặt cây vào chỗ thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, dùng bình xịt để tưới gốc và các cành lá cho cây. Khi cây phát triển ổn định, mọc lá mới, bạn có thể chuyển chậu đến vị trí mong muốn.
Trồng vào nước: Rửa sạch đất, cát có trong rễ cây và củ, ngâm vào chậu nước sạch từ 2-3 ngày cho trắng rễ. Cắt bỏ những rễ hư, rễ quá dài sau đó đặt cây vào bình thủy tinh đã chuẩn bị sẵn, giữ cây cố định. Đổ nước sạch đã được bổ sung chất dinh dưỡng sao cho ngập phần rễ của cây, phần thân phải nổi trên mặt nước. Đặt cây vào chỗ thoáng mát. Nên chú ý quan sát lượng nước trong bình để bổ sung nước kịp thời.
6. Cách chăm sóc cây Lan Ý
Cây cảnh thường chỉ sinh trưởng và phát triển tốt nếu được chăm sóc đúng các. Trong quá trình chăm sóc, cần lưu ý những yếu tố sau đây.
Đất trồng: Cây phát triển tốt trong môi trường đất thịt và đất mùn. Để tăng độ dinh dưỡng cũng như độ tơi xốp và thoát nước tốt, cần bỏ thêm chút xơ dừa, trấu hoặc mùn cưa. Nếu đất không đủ hàm lượng chất dinh dưỡng, bạn có thể bón thêm một chút phân hữu cơ, cây sẽ sinh trưởng mạnh và tươi tốt hơn.
Ánh sáng: Cây phát triển tốt ngay trong điều kiện thiếu sáng. Tuy nhiên, để tăng khả năng quang hợp ở lá, bạn cũng nên đặt cây tại các vị trí có ánh sáng tạt nhẹ như cửa sổ, ban công. Tránh để cây tiếp xúc với ánh sáng trực tiếp ngoài trời trong thời gian dài, cây có thể trở nên èo uột, lá sẽ chuyển sang màu nâu và bị héo úa.
Tưới nước: Tưới nước là việc cơ bản nhất có tác động trực tiếp đến việc cây có sinh trưởng và phát triển tốt hay không, cây có ra nhiều hoa hay không. Khi tưới nên tưới bằng bình xịt, xịt phần gốc và phần lá. Nên tưới nước đủ ẩm không nên tưới quá nhiều sẽ khiến nước không thoát kịp gây thối rễ. Mỗi tuần, nên tưới cây 1 lần khi đất đã khô hẳn nhưng có thể phun sương lên lá nhiều lần trong tuần. Nếu lá cây bị rủ xuống tức là cây đang bị thiếu nước hãy phun sương lên phần lá và bổ sung nước cho phần gốc cây.
Sâu bệnh: Cây ít bị sâu bệnh tấn công, tuy nhiên nếu ở lâu trong môi trường ẩm ướt, cây có thể bị rầy, rệp, bọ trĩ tấn công. Khi phát hiện cây bị bệnh, cần nhanh chóng cắt bỏ các lá bệnh để tránh lây lan đồng thời mang cây đi phơi nắng dưới tán lá của một cây khác. Khi dùng kéo tỉa những chỗ lá có dấu hiệu hư hỏng mắc bệnh, cần cắt gọn gàng, càng sát đất cần tốt, không tỉa bỏ sang những phần cây còn đang khỏe mạnh.
7. Một số hình ảnh cây Lan Ý
Nếu bạn vẫn nghi ngờ về vẻ đẹp cũng như lợi ích của cây mang lại, hãy xem ngay những hình ảnh về cây Lan ý dưới đây. Mời bạn cùng chiêm ngưỡng những bức ảnh về cây Lan Ý được nhiều người ưa thích và tìm kiếm.
Ảnh cây Lan Ý trồng trong nước
Ảnh chậu Lan Ý để bàn
Cách chăm sóc cây Lan Ý nhanh ra hoa
Cách trồng và chăm sóc cây Lan Ý
Cây Lan Ý có độc không
Cây Lan Ý đẹp
Cây Lan Ý để bàn
Cây Lan Ý kích thước lớn
Cây Lan Ý mini để bàn
Cây lan ý Mỹ
Cây lan ý nhựa để phòng
Cây Lan Ý thủy sinh
Cây Lan Ý trang trí ngoại thất
Cây Lan Ý trong phong thủy
Cây Lan Ý trong phong thủy
Cây lan ý trồng trong chậu
Cây Lan Ý trồng trong nước
Cây Lan Ý và một số cây cảnh để bàn khác
Chăm sóc cây lan ý
Chậu cây Lan Ý kèm tiểu cảnh
Chậu cây Lan Ý
Chậu Lan Ý mini để bàn
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lan ý
Lợi ích của cây Lan Ý
Mẫu cây Lan Ý để bàn đẹp
Tác dụng của cây Lan Ý
Vị trí đặt cây Lan Ý hợp phong thủy
Vườn trồng lan Ý
Ý nghĩa phong thủy của cây Lan ý
Hy vọng với những nội dung chia sẻ xoay quanh cây Lan ý trên đây sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức, kinh nghiệm trong quá trình trồng và chăm sóc loài cây này. Chúc các bạn có một chậu Lan ý khỏe mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt đem lại nhiều tiền tài và may mắn.
Cây Lan Ý là một loại cây cảnh đẹp, thuần khiết làm say đắm bao thế hệ yêu cây cảnh. Tuy nhiên, việc chăm sóc làm sao cho cây luôn xanh tốt, ra hoa hay tác dụng, ý nghĩa của cây đối với phong thủy, đời sống vẫn còn là thắc mắc chung của nhiều người. Nếu bạn đang tìm kiếm những thông tin bổ ích xoay quanh loài cây này, đừng nên bỏ qua bài viết cây Lan Ý – Ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc sau đây.