asd
Trang chủPháp LuậtTính chi phí bồi thường thiệt hại do tai nạn giao thông

Tính chi phí bồi thường thiệt hại do tai nạn giao thông

Luật sư tư vấn trường hợp trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ gây ra, và cách xác định thiệt hại thực tế. Nội dung hỏi và trả lời tư vấn như sau:

1. Bồi thường thiệt hại do tai nạn giao thông quy định thế nào?

Câu hỏi:

Chào luật sư ạ! Tôi có những khúc mắc muốn nhờ luật sư tư vấn giúp. Ngày 5/4 vừa rồi tôi bị tai nạn ở ngã tư sở sao trên quốc lộ 13 đường từ A về B. Lúc đang dừng đèn đỏ thì bất ngờ bị một xe tải loại 5 tấn phía sau đâm và đẩy đi một đoạn hơn 10m. lúc đó ngoài xe của tôi ra thì còn 2 hay 3 xe nữa cũng bị tai nạn như vậy. Khiến 1 người tử vong khi đưa vào viện, 2 vợ chồng khác bị thương không nặng lắm. Tôi và mẹ đi một xe, tôi là người cầm lái, đã có bằng lái xe, tôi đi đúng phần đường dành cho mình. Tôi bị gãy 1/3 cẳng tay phải và bị tuốt da từ vết gãy xuống ngón tay, tuy nhiên không phải ghép da, mẹ tôi bị gãy chân phải, trầy xước nhiều nơi khâu nhiều chỗ. Riêng chân trái khâu 16 mũi. Hiện giờ mẹ tôi mới ngồi được, chưa tập đi nạng được.

Trong quá trình nằm viện thì bên người nhà tài xế có đền bù cho gia đình trước 17 triệu. Hiện giờ bên chúng tôi vẫn chưa biết được nguyên nhân xảy ra tai nạn.Tôi muốn hỏi với trường hợp của tôi thì mức đền bù khoảng bao nhiêu? Quy định pháp luật thế nào? Mong nhận được sự tư vấn của luật sư. Xin cảm ơn !

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Cty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, về trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:

“1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này”

Nếu xác định phía xe tải có lỗi trong việc tham gia giao thông gây tai nạn thì người lái xe có trách nhiệm phải bồi thường, nếu lỗi không phải người lái xe mà là do xe trong quá trình lưu thông trên đường bị hỏng dẫn đến tai nạn thì chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu xe có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra (Điều 601 Bộ luật dân sự năm 2015). Nếu bên bị thiệt hại có lỗi thì cũng phải chịu trách nhiệm về lỗi của mình gây ra. Lỗi gây ra tai nạn căn cứ vào kết quả điều tra của phía cơ quan điều tra

Tư vấn bồi thường thiệt hại do tai nạn giao thông

Về mức bồi thường thiệt hại

Điều 590 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm:

“1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Ngoài ra, tại Mục 1 phần II Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP Nghị quyết của Hội đồng thâm phán hướng dẫn một số quy định của BLDS năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau:

“II. Xác định thiệt hại

1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm được bồi thường bao gồm:

1.1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế;… theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ… để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).

1.2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khoẻ bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.

a) Thu nhập thực tế của người bị thiệt hại được xác định như sau:

– Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động, thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người đó bị xâm phạm sức khoẻ nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.

– Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại chưa làm việc và chưa có thu nhập thực tế thì không được bồi thường theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 609 BLDS.

b) Xác định thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại được làm như sau:

Bước một:Xác định thu nhập thực tế của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị có hay không. Nếu có thì tổng số thu nhập là bao nhiêu.

1.3. Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

a) Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị bao gồm: tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi làm việc chi phí (nếu có) cho một trong những người chăm sóc cho người bị thiệt hại trong thời gian điều trị do cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ sở y tế.

1.5. Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm.

c) Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại trước hết do các bên thoả thuận. Nếu không thoả thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần

cho người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.”

Trước tiên các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường,  nếu các bên không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp. Hiện nay nếu bên bạn hoàn toàn không có lỗi thì có thể yêu cầu người có trách nhiệm bồi thường phải bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm, mức tối đa là 50 lần mức lương cơ sở, mức lương cơ sở hiện tại là 1 390 000 đồng (Nghị định 72/2018/NĐ-CP). Ngoài ra nếu có thiệt hại về tài sản thì có thể yêu cầu bồi thường, xác định tài sản bị xâm phạm theo quy định tại Điều 589 Bộ luật dân sự năm 2015.

2. Tư vấn vướng mắc về bồi thường thiệt hại do tai nạn giao thông

Câu hỏi:

Chào Cty Luật Minh Gia. Em tên là Hùng, hôm qua trên đoạn đường thuộc khu quân đoàn 4, Bình Dương. Em đang chạy trên đường bình thường thì có một xe chạy từ sau đến va quẹt làm cả hai xe cùng ngã. Khi em chạy đến đỡ xe thì có một nhóm người nhào ra định đánh em và kêu chuẩn bị tiền bồi thường. Trong khi thương lượng, họ đã giữ xe và giấy tờ xe. Người kia chỉ bị trầy nhẹ ở tay và chân, đi vào bệnh viện và nằm đó không chịu về.

Về thiệt hại thì xe anh ấy là SH, bị vỡ một miếng bên phải khi va trạm xuống đường. Xe em bị trầy, đứt dây yên và kim xăng. Người đó bắt em phải bồi thường và nói do em chạy sai đường va quẹt vào anh ấy. Trong khi đó em cũng bị té ngã và trầy da ở hai bên cánh tay và chân. Bên tay trái vãn còn dấu tay ga do anh ấy quẹt. Bây giờ đã qua một ngày, nếu anh ấy đòi bồi thường trên 1 triệu em có nên báo công an giao thông không? Em xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới Cty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Việc bồi thường trong trường hợp này phải căn cứ vào lỗi của các bên đối với thiệt hại xảy ra. Theo quy định của pháp luật, trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng chỉ đặt ra khi có lỗi cố ý hoặc vô ý, gây thiệt hại về tài sản hoặc sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm và các quyền lợi hợp pháp của người khác.

Điều 584 Bộ luật dân sự quy định, trong trường hợp người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình; nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường.

Về mức bồi thường thiệt hại:

Việc xác định mức bồi thường phải căn cứ vào thiệt hại thực tế xảy ra. Đối với thiệt hại về tài sản, thiệt hại căn cứ vào mức độ hư hỏng, bị mất, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục hậu quả.

Đối với thiệt hại về sức khỏe, trong trường hợp này căn cứ vào chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ.

Như vậy, căn cứ vào các tình tiết và mức độ thiệt hại thực tế để xác định ai có trách nhiệm phải bồi thường và mức bồi thường là bao nhiêu.

Thông thường mức bồi thường do các bên tự thỏa thuận. Nếu bạn cho rằng mức bồi thường đó lớn hơn so với thiệt hại thực tế, bạn có thể yêu cầu tòa án giải quyết.

Ngoài ra, hành vi giữ xe và giấy tờ xe trái pháp luật có thể bị truy cứu hình sự vê tội chiếm giữ trái phép tài sản theo quy định tại Điều 141 Bộ luật hình sự. Bạn có thể trình báo tới cơ quan công an về việc bạn bị giữ xe và giấy tờ xe.

Luật sư tư vấn trường hợp trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ gây ra, và cách xác định thiệt hại thực tế. Nội dung hỏi và trả lời tư vấn như sau:

Sending
User Review
0 (0 votes)

RELATED ARTICLES