Soạn bài Từ chú bồ câu đến In-tơ-nét giúp các em hiểu rõ ý nghĩa bài đọc, cũng như nội dung chính, luyện tập theo văn bản đọc, để nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 2 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 87, 88, 89, 90.
Bên cạnh đó, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Tập đọc Từ chú bồ câu đến In-tơ-nét – Tuần 29 của Bài 20 Chủ đề Giao tiếp và kết nối theo chương trình mới. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Trường Hải Tiến Giang để chuẩn bị thật tốt cho tiết học.
Soạn bài phần Đọc – Bài 20: Từ chú bồ câu đến In-tơ-nét
Khởi động
Em có thể dùng cách nào để liên lạc với người thân ở xa?
Gợi ý trả lời:
Cách em có thể dùng để liên lạc với người thân ở xa:
- Gửi thư qua đường bưu điện
- Gọi điện thoại
- Dùng in-tơ-nét để gọi điện video
Bài đọc
TỪ CHÚ BỒ CÂU ĐẾN IN-TƠ-NÉT
Ngoài trò chuyện trực tiếp, con người còn nghĩ ra rất nhiều cách để trao đổi với nhau khi ở xa.
Từ xa xưa, người ta đã biết huấn luyện bồ câu để đưa thư. Bồ câu nhớ đường rất tốt. Nó có thể bay qua một chặng đường dài hàng nghìn cây số để mang thư đến đúng nơi nhận.
Những người đi biển còn nghĩ ra cách bỏ thư vào trong những chiếc chai thuỷ tinh. Nhờ sóng biển, những chiếc chai này được đẩy vào đất liền. Có những bức thư vài chục năm sau mới được tìm thấy.
Ngày nay, việc trao đổi thông tin dễ dàng hơn rất nhiều. Bạn có thể viết thư, gọi điện cho người khác. Nhờ có in-tơ-nét, bạn cũng có thể nhìn thấy người nói chuyện với mình, dù hai người đang ở cách nhau rất xa.
(Hải Nam)
Từ ngữ:
– In-tơ-nét: mạng kết nối các máy tính trên toàn thế giới.
– Huấn luyện: giảng dạy và hướng dẫn luyện tập.
Trả lời câu hỏi
1. Thời xưa, người ta gửi thư bằng những cách nào?
2. Vì sao có thể dùng bồ câu để đưa thư?
3. Ngày nay, chúng ta có thể trò chuyện với người ở xa bằng những cách nào?
4. Nếu trò chuyện với người ở xa em chọn cách nào? Vì sao?
Gợi ý trả lời:
1. Thời xưa, người ta gửi thư bằng cách:
- Huấn luyện bồ câu để đưa thư
- Những người đi biển còn gửi thư bằng cách bỏ thư vào những chiếc chai thủy tinh
2. Có thể dùng bồ câu để đưa thư vì: bồ câu nhớ đường rất tốt. Nó có thể bay qua một chặng đường dài hàng nghìn cây số để mang thư đến đúng nơi nhận.
3. Ngày nay, chúng ta có thể trò chuyện với người ở xa bằng những cách viết thư hoặc gọi điện.
4. Nếu trò chuyện với người ở xa em chọn cách gọi điện bằng in-tơ-nét. Vì như thế dù em hoặc người đó ở bất cứ đâu, vẫn có thể giữ liên lạc được và liên lạc được với nhau bất cứ lúc nào, nhìn được người nói chuyện với mình.
Luyện tập theo văn bản đọc
1. Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp:
a. Từ ngữ chỉ sự vật
b. Từ ngữ chỉ hoạt động
2. Nói tiếp để hoàn thành câu:
Nhờ có in-tơ-nét, bạn có thể (…)
Gợi ý trả lời:
1. Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp:
a. Từ ngữ chỉ sự vật: bồ câu, chai thủy tinh, điện thoại, bức thư
b. Từ ngữ chỉ hoạt động: trò chuyện, trao đổi, gửi
2. Nói tiếp để hoàn thành câu: Nhờ có in-tơ-nét bạn có thể nhìn thấy những người nói chuyện với mình, dù hai người đang ở cách nhau rất xa.
Soạn bài phần Viết – Bài 20: Từ chú bồ câu đến In-tơ-nét
1. Nghe – viết:
Từ chú bồ câu đến In-tơ-nét
Con người có nhiều cách để trao đổi với nhau. Từ xa xưa, người ta đã biết huấn luyện bồ câu đưa thư. Những bức thư được buộc vào chân bồ câu. Bồ câu nhớ đường rất tốt. Nó có thể bay qua một chặng đường dài hàng nghìn cây số để mang thư đến đúng nơi nhận.
2. Tìm từ ngữ có tiếng chứa eo hoặc oe
M: eo: chèo thuyền
oe: chim chích chòe
3. Chọn a hoặc b
a. Chọn l hoặc n thay cho ô vuông:
Dòng sông mới điệu ⬜àm sao
⬜ắng lên mặc áo ⬜ụa đào thướt tha
Trưa về trời rộng bao ⬜a
Áo xanh sông mặc như ⬜à mới may
(Theo Nguyễn Trọng Tạo)
b. Tìm từ ngữ có tiếng chưa ên hoặc ênh
M: ên: bến tàu
ênh: mênh mông
Gợi ý trả lời:
1. Nghe – viết
2. Tìm từ ngữ có tiếng chứa eo hoặc oe
- eo: leo kheo
- oe: xum xoe
3. Chọn a
a. Chọn l hoặc n thay cho dấu ba chấm (…)
Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
Trưa về trời rộng bao la
Áo xanh sông mặc như là mới may
Soạn bài phần Luyện tập – Bài 20: Từ chú bồ câu đến In-tơ-nét
Luyện từ và câu
1. Tìm từ ngữ chỉ hoạt động của mỗi bạn trong tranh
2. Nói tiếp để hoàn thành câu nêu công dụng của đồ vật
a. Nhờ có điện thoại, em có thể (….)
b. Nhờ có máy tính, em có thể (….)
c. Nhờ có ti vi, em có thể (…..)
3. Chọn dấu câu thích hợp cho mỗi ô vuông trong đoạn văn sau:
Ti vi là bạn của gia đình em⬜ Bố em thương thích xem thời sự⬜ bóng đá ⬜ Mẹ em thích nghe ca nhạc⬜ xem phim truyền hình. Còn em thích nhất là chương trình Thế giới động vật ⬜
Gợi ý trả lời:
1. Từ ngữ chỉ hoạt động của mỗi bạn trong tranh:
- Tranh 1: đọc thư
- Tranh 2: gọi điện thoại
- Tranh 3: xem ti vi
2. Nói tiếp để hoàn thành câu nêu công dụng của đồ vật
a. Nhờ có điện thoại, em có thể gọi điện được cho người thân của em ở xa.
b. Nhờ có máy tính, em có thể soạn những lá thư được đẹp hơn.
c. Nhờ có ti vi, em có thể xem được các chương trình hoạt hình em yêu thích.
3. Chọn dấu câu thích hợp như sau:
Ti vi là bạn của gia đình em. Bố em thương thích xem thời sự, bóng đá. Mẹ em thích nghe ca nhạc, xem phim truyền hình. Còn em thích nhất là chương trình Thế giới động vật.
Luyện viết đoạn
1. Kể tên các đồ vật được vẽ trong tranh và nêu công dụng của chúng:
2. Viết 4-5 câu mô tả đồ dùng trong gia đình em.
Gợi ý trả lời:
1. Kể tên các đồ vật được vẽ trong tranh và nêu công dụng của chúng:
- Quạt điện: dùng để tạo gió mát mỗi khi trời oi nóng
- Ti vi: dùng để xem các chương trình yêu thích
- Bàn, ghế; dùng để ngồi (trò chuyện, uống nước cùng nhau)
- Tủ lạnh: dùng để dự trữ các thức ăn mới hoặc đồ ăn chưa ăn hết
- Máy tính: dùng để đánh chữ, làm việc
- Nồi cơm: dùng để nấu cơm
2. Viết 4-5 câu mô tả đồ dùng trong gia đình em:
Tả chiếc giường
Chiếc giường của em có màu vàng vàng Trên còn có những ngăn kéo ở hai bên đầu giường. Gường được phủ bằng một bộ chăn ga gối đệm màu hồng đẹp mắt. Chính điều này dễ dàng đưa em vào giấc ngủ êm ái và sâu giấc nhất có thể. Em rất yêu quý chiếc giường ngủ này vì nhờ có nó mà em như có được những giấc ngủ ngon sau ngày học tập mệt mỏi.
Tả quạt cây
Vào mùa hè, quạt cây là đồ dùng không thể thiếu của gia đình em. Chân quạt có hình tròn to như cái đĩa sứ lớn, khá nặng có các nút bật và điều chỉnh mức độ gió. Thân quạt dài đến lưng em, nhưng vẫn có thể kéo cao lên được nữa nên rất tiện lợi. Trên thân là đầu quạt với ba chiếc cánh lớn có thể tạo ra gió mát. Nhờ chiếc quạt cây này, mà em cảm thấy mát mẻ và dễ chịu hơn khi trời nóng.
Soạn bài phần Đọc mở rộng – Bài 20: Từ chú bồ câu đến In-tơ-nét
1. Tìm đọc sách báo hoặc bản hướng dẫn dùng một đồ dùng trong gia đình (ti vi, máy tính, điện thoại)
2. Trao đổi với các bạn một số điều em mới đọc được.
Gợi ý trả lời:
1. Học sinh sưu tầm, mang đến lớp sách, báo viết về đồ dùng trong gia đình như ti vi, máy tính, tủ lạnh.
2. Trao đổi với các bạn một số điều em mới đọc được
Hướng dẫn dùng quạt điện:
- Để quạt ở vị trí cân bằng.
- Chỉ dùng quạt ở những nơi rộng rãi.
- Không dùng quạt điện trong thời gian dài.
- Tắt quạt khi không dùng.
Soạn bài Từ chú bồ câu đến In-tơ-nét giúp các em hiểu rõ ý nghĩa bài đọc, cũng như nội dung chính, luyện tập theo văn bản đọc, để nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 2 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 87, 88, 89, 90.