Để làm chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trong việc bảo vệ và phát huy những giá trị di sản văn hóa, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XII, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa 2009. Cùng Trường Hải Tiến Giang tìm hiểu nội dung chi tiết qua bài viết sau.
Luật di sản văn hóa được ban hành và sửa đổi, bổ sung là minh chứng cho một bước chuyển biến tích cực trong quá trình bảo vệ và phát huy những di sản văn hóa của dân tộc. Mời bạn đọc cùng Trường Hải Tiến Giang tìm hiểu nội dung chi tiết qua bài viết sau.
Luật di sản văn hóa là gì? Quy định của Luật di sản văn hóa số 32/2009/QH12 của Quốc Hội
1. Bố cục của Luật di sản văn hóa.
2. Những điểm mới của Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009.
1. Bố cục của Luật di sản văn hóa
Luật di sản văn hóa 2001, được sửa đổi bổ sung bởi Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009 có hiệu lực từ ngày 01/01/2010.
* Luật di sản văn hóa 2001
Luật này có 74 điều được chia thành 07 chương khác nhau, quy định về các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá; xác định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với di sản văn hoá ở nước ta.
* Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009
Về bố cục của Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009 gồm có: 04 Điều, cụ thể:
– Điều 1: Quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa:
+ Gồm: 25 khoản, bổ sung các Điều 4, 13, 17, 18, 21, 25, 26, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 37, 38, 41, 42, 47, 48, 50 của Luật di sản văn hóa cũ.
+ Bãi bỏ Điều 35
+ Bổ sung Điều 41a
– Điều 2: Quy định về việc thay thế một số cụm từ, cụ thể:
Thay thế cụm từ “Bộ Văn hóa – Thông tin” bằng cụm từ “Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch” và thay thế cụm từ “văn hóa – thông tin” bằng cụm từ “văn hóa, thể thao và du lịch”, thay thế cụm từ “sở hữu toàn dân” bằng cụm từ “sở hữu nhà nước”
– Điều 3: Quy định về việc sửa đổi, bổ sung Điều 65 của Luật thi đua, khen thưởng.
Cụ thể, quy định danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” để tặng cho cá nhân có công bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể và tiêu chuẩn của các cá nhân được xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”
– Điều 4: Quy định về việc thi hành Luật.
* Tải Luật di sản văn hóa mới nhất TẠI ĐÂY
Nội dung chính và những điểm mới của Luật di sản văn hóa mới nhất
2. Những điểm mới của Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009
Tại Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009 đã có những sửa đổi, bổ sung sau:
– Về phạm vi điều chỉnh của Luật: theo chiều hướng mở rộng hơn.
– Các khái niệm:
+ Di sản văn hóa phi vật thể
+ Kiểm kê di sản văn hóa
+ Yếu tố gốc cấu thành di tích
+ Bảo tàng
– Quy định về các biện pháp bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.
– Các biện pháp bảo vệ và phát triển tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
– Quy định về các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa của các lễ hội truyền thống
– Quy định về việc tôn vinh, chính sách đãi ngộ của nhà nước đối với những cá nhân có hoạt động trên lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể dựa trên nguồn ngân sách nhà nước theo
+ Quy định về tiêu chí xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa và danh lam thắng cảnh cấp tỉnh, cấp quốc gia , cấp quốc gia đặc biệt
+ Sửa đổi quy định về việc xác định khu vực bảo vệ di tích, yêu cầu cụ thể đối với việc bảo vệ các khu vực bảo vệ của di tích.
+ Quy định về việc phân loại bảo tàng, phân cấp thẩm quyền quyết định thành lập/cấp phép hoạt động của công tác bảo tàng
+ Nhiệm vụ của các bảo tàng
Có thể thấy, những nội dung được sửa đổi tại Luật di sản văn hóa 2001, đặc biệt là Luật di sảnsửa đổi 2009 đã tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc, theo chiều hướng mở rộng tạo điều kiện thuận lợi trong việc bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hóa dân tộc. Liên quan đến các bộ Luật theo quy định pháp luật hiện hành, bạn đọc có thể xem thêm Luật thi đua khen thưởng, Luật Ngân hàng nhà nước, Luật du lịch,…
Luật di sản văn hóa được ban hành và sửa đổi, bổ sung là minh chứng cho một bước chuyển biến tích cực trong quá trình bảo vệ và phát huy những di sản văn hóa của dân tộc. Mời bạn đọc cùng Trường Hải Tiến Giang tìm hiểu nội dung chi tiết qua bài viết sau.