asd
Trang chủKiến thức chungCây Dừa Cảnh - Ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm...

Cây Dừa Cảnh – Ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc

Đã bao giờ bạn tự hỏi, tại sao các khu biệt thự, nơi công cộng hay những khu vực có sân vườn rộng thường trồng dừa cảnh để làm gì hay không? Liệu có phải chỉ đơn thuần là muốn tạo môi trường xanh mát, thoáng đãng hay do cây ít rụng lá nên bớt công dọn dẹp hay không? Đó thực chất chỉ là một trong vô số lí do khiến cây được ưa chuộng hơn các loài cây khác mà thôi. Để giúp bạn giải đáp hết các thắc mắc xoay quanh dừa cảnh, chúng tôi xin gửi đến bạn bài viết Cây Dừa cảnh – Ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc sau đây. Hãy đọc và tìm đáp án cho mình nhé.

Cây Dừa Cảnh – Ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc

I. Đặc điểm cây dừa cảnh

Dừa cảnh, một loại dừa thuộc họ cau, có kích thước nhỏ có tốc độ sinh trưởng và phát triển chậm thường được trồng để làm cảnh. Cây có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á, còn có tên khoa học là Chrysalidocarpus lutescens.

Trong khi các loại dừa thông thường thường mọc đơn lẻ, thân dạng hình trụ dài và thẳng thì dừa cảnh lại mọc thành bụi từ 3 cây trở lên, có kích thước khá nhỏ. Trong điều kiện tự nhiên, cây có thể cao đến 6 – 7 mét. Trong điều kiện trồng trong chậu, cây có kích thước nhỏ hơn, từ 1 – 2m.

Dừa cảnh được lai tạo giữa dừa và cau, thân hơi cong, lá nhỏ và dài giống như cây dừa nhưng hoa và quả lại nhỏ trông giống quả cau. Lá cây màu xanh mọc đối xứng hai bên sống lá, tỏa rộng ra xung quanh thường tập trung nhiều ở phần trên của thân. Ngọn cây có một lớp vỏ màu xanh hơi trắng bao phủ. Thân và gốc dừa cảnh cứng cáp, hơi ngả vàng được chia thành các đốt ngắn.

Ngọn cây có một lớp vỏ màu xanh hơi trắng bao phủ

Trồng lâu năm, cây cho hoa và quả. Hoa dừa cảnh khá đẹp mọc thành chùm, màu trắng sữa hoặc trắng ngà, tỏa mùi thơm nhẹ khá dễ chịu. Quả dừa cảnh có kích thước nhỏ khá giống quả cau. Khi non có màu xanh dần ngả vàng sậm khi chín. Quả dừa cảnh có thể ăn được, có vị chát giống bàng chín nhưng cũng có vị ngọt và thơm nhẹ.

II. Công dụng của dừa cảnh

Với kích thước vừa phải, có thể kiểm soát được, dừa cảnh được lựa chọn làm cây cảnh sân vườn, quán café, trang trí nội thất trong những ngôi nhà đơn giản cho đến biệt thự cao cấp, giúp không gian trở nên sang trọng, bắt mắt hơn. Cây có thể trồng ở dọc lối đi, hai bên đường vừa tạo bóng mát vừa đem đến một cảnh đẹp tự nhiên.

Lá cây có khả năng hấp thụ khói bụi, các chất độc hại trong không khí giúp cho bầu không khí luôn trong lành, mát mẻ đem đến một không gian sống an toàn, lành mạnh không lo bị nhiễm độc hại. Đặc biệt lá cây còn được ứng dụng trong việc cắm hoa, tạo nên một nghệ thuật độc đáo mang đến tài lộc và trọn vẹn.

Trong các dịp khánh thành, mừng tân gia, cây dừa cảnh còn là món quà ý nghĩa thay lời chúc gia chủ bình an, may mắn và hạnh phúc.

III. Ý nghĩa phong thủy của dừa cảnh

Ý nghĩa phong thủy của dừa cảnh

Tùy thuộc vào vị trí đặt cây mà dừa cảnh sẽ mang một ý nghĩa phong thủy khác nhau. Tựu chung đều mang ý nghĩa tốt lành, cụ thể như sau:

Cây dừa cảnh có tác dụng tăng cường dương khí, giảm âm khí từ ngoài vào. Do đó, trồng cây dừa cảnh trước cổng nhà, sân vườn, hanh lang, ban công hoặc cửa chính ra vào vừa làm gia tăng tính thẩm mĩ cho ngôi nhà vừa có tác dụng án ngữ, ngăn chặn những thứ không sạch sẽ, xua tan những điều xui xẻo đem đến may mắn, hưng thịnh cho gia đình.

Dừa cảnh khi trồng trong nhà sẽ đem lại vận khí cực tốt, giúp cho mỗi thành viên trong gia đình luôn gặp may mắn. Với khả năng cung cấp Oxi tốt lại có chức năng chống bụi và ô nhiễm đem đến một môi trường lành mạnh, tích cực nhờ đó gia chủ luôn gặp suôn sẻ trong công việc, những điều tốt lành trong cuộc sống, tiền tài và lộc sẽ thi nhau kéo đến.

Với dáng hiên ngang bất khuất luôn hướng về phía trước, cây dừa cảnh chính là hiện thân của bình yên, may mắn giúp công việc, học tập trôi chảy, hanh thông.

IV. Kỹ thuật trồng cây dừa cảnh

Kĩ thuật trồng cây dừa cảnh chú trọng đến hai phần là nhân giống và cách trồng, cụ thể như sau:

1. Cách nhân giống

Dừa cảnh khi trưởng thành sẽ cho quả hàng năm. Do đó, bạn có thể nhân giống bằng cách gieo hạt. Tuy nhiên, với phương pháp này sẽ tốn công sức và cần nhiều thời gian. Tệ hơn, bạn sẽ không thể kiểm soát được chất lượng hạt giống dẫn đến tỉ lệ sống sót của cây con không được đảm bảo. Quá trình bảo quản hạt giống cũng không được để sai sót dẫn đến hạt tự nảy mầm hoặc bị hỏng.

Sau khi lựa chọn được hạt giống, giâm hạt giống xuống đất hoặc cho vào trong bầu ươm đã chuẩn bị sẵn. Tiến hành tưới nước đều đặn sao cho đất luôn giữ được độ ẩm ở mức vừa phải. Tưới thường xuyên cho đến khi cây bắt đầu mọc mầm và nhú khỏi đất. Khi gieo hạt nên gieo số lượng lớn một chút để tăng xác suất cây nảy mầm.

Nhân giống cây dừa cảnh

Dừa cảnh là loại cây mọc thành bụi, có kích thước vừa phải, thay vì chú trọng phát triển chiều cao, cây lại phát triển thành các cây con. Bạn có thể tách bụi con của cây để trồng thành cây mới. Phương pháp này rất phổ biến, vừa đơn giản vừa thuận tiện mà xác suất thành công lại cao. Cây bụi con vốn đã phát triển ở mức độ nhất định nên khả năng sống sót sẽ cao hơn trồng bằng hạt. Để cây phát triển khỏe mạnh, bạn có thể dùng các loại thuốc kích thích mọc rễ cho cây.

2. Cách trồng cây dừa cảnh

Chọn cây giống: Việc lựa chọn cây giống là vô cùng quan trọng, có khả năng tác động trực tiếp đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của cây sau này. Nên chọn cây khỏe mạnh, không bị bệnh, bầu cây không bị vỡ, lá dài, phát triển đồng đều thân lá.

Trồng cây: Nếu trồng cây trực tiếp xuống đất, cần đào một hố vừa đủ rộng để đặt bầu cây. Nếu trồng trong chậu, cần lót một lớp đất dưới đáy chậu trước, đảm bảo chậu phải có lỗ thoát nước. Xé bầu, tránh làm bầu bị vỡ. Đặt cây thẳng đứng giữa hố/ chậu đã chuẩn bị sẵn. Tiến hành vun đất kín rễ và nén vừa phải sao cho cây dừa không bị đổ nhưng cũng không nén quá chặt gây áp lực lên rễ và một phần thân cây. Tưới nước ở dạng phun sương cho cây. Sau vài tuần cây đã đủ cứng cáp và bén rễ mới thì bạn có thể chăm sóc cây bình thường.

V. Cách chăm sóc cây dừa cảnh

Nhìn chung dừa cảnh vẫn có thể phát triển tốt nếu bạn không chăm sóc quá nhiều. Tuy nhiên, nếu muốn cây luôn xanh tốt, ra hoa đẹp thì bạn nên chú ý một vài điểm sau đây.

Đất trồng: Dừa cảnh phát triển tốt trong mọi loại đất nhưng tốt nhất trong môi trường đất thịt và đất phù sa. Để tăng hàm lượng dinh dưỡng có trong đất, cần trộn thêm mùn, trấu hoặc xơ dừa theo tỉ lệ phù hợp.

Cách chăm sóc cây dừa cảnh

Ánh sáng: Dừa cảnh là một loại cây ưa sáng, chậm phát triển, lá có dấu hiệu nhợt nhạt thiếu sức sống nếu sống trong môi trường thiếu sáng quá lâu. Để cây luôn xanh tốt, nên đặt cây ở vị trí có nhiều ánh sáng như ban công, hành lang, gần cửa sổ, cửa ra vào, … Nếu không thể trồng tại nơi nhiều ánh sáng, bạn có thể mang cây ra phơi nắng 1-2 tiếng mỗi ngày, tránh phơi cây dưới ánh nắng trực tiếp trong thời gian dài sẽ khiến cây mất nước nhanh dẫn đến khô héo thậm chí cháy lá.

Nước tưới: Dừa cảnh ưa nước ở mức độ vừa phải nên khi tưới không cần tưới quá nhiều nước, đủ là được. Nên tưới đều nước xung quanh chậu tránh tập trung một chỗ. Nếu đất còn ẩm bạn có thể tưới cây với tần suất ít hơn, tránh lượng nước không thoát kịp làm cây bị úng nước, thối rễ. Để lá có màu đẹp hơn, bạn có thể dùng bình phun sương phun nước đều lên lá cây, vừa giúp cây hấp thụ tốt vừa loại bỏ những bụi bẩn trên lá, giúp cây quang hợp tốt hơn.

Dinh dưỡng: Cây phát triển chậm về chiều cao nhưng nhanh về bộ rễ nên chất dinh dưỡng trong đất có thể không đủ cho cây sinh trưởng và phát triển. Bạn có thể thay chậu mới hoặc phát bớt rễ của cây và bổ sung phân bón định kỳ. Không bón sát gốc, lên thân và lá sẽ khiến cây bị cháy.

Phòng trừ sâu bệnh: Cây ít khi bị bệnh, thường bắt gặp tình trạng bọ cánh cứng xuất hiện trên cây, ăn lá hoặc hút nhựa ở thân cây. Để hạn chế, bạn có thể đem cây ra ngoài, phun một chút thuốc trừ sâu để phòng nhưng cũng nên đảm bảo sức khỏe cho con người.

VI. Những hình ảnh đẹp về cây dừa cảnh

Dừa cảnh sống lâu, tốc độ phát triển chậm được dùng khá nhiều cho trang trí và làm đẹp không gian. Tuy nhiên, giá trị của cây phụ thuộc vào củ và thân, với những cây con mới mua về giá khá là mềm, vừa với túi tiền của mọi người. Còn bây giờ, hãy chiêm ngưỡng ngay những hình ảnh đẹp về cây dừa cảnh.

Ảnh bụi cây dừa cảnh đẹp

Ảnh bụi cây dừa cảnh đẹp

Ảnh cây dừa cảnh đẹp

Ảnh cây dừa cảnh đẹp

Ảnh cây dừa cảnh độc, đẹp nhất

Ảnh cây dừa cảnh độc, đẹp nhất

Ảnh cây dừa cảnh được trồng làm hàng rào

Ảnh cây dừa cảnh được trồng làm hàng rào

Ảnh cây dừa cảnh kích thước lớn

Ảnh cây dừa cảnh kích thước lớn

Ảnh cây dừa cảnh với nhiều kích thước

Ảnh cây dừa cảnh với nhiều kích thước

Ảnh cây dừa cảnh

Ảnh cây dừa cảnh

Ảnh chùm hoa cây dừa cảnh

Ảnh chùm hoa cây dừa cảnh

Ảnh những chậu cây dừa cảnh

Ảnh những chậu cây dừa cảnh

Cách trồng cây dừa cảnh

Cách trồng cây dừa cảnh

Cách trồng và chăm sóc cây dừa cảnh

Cách trồng và chăm sóc cây dừa cảnh

Cây dừa cảnh có tác dụng gì

Cây dừa cảnh có tác dụng gì

Cây dừa cảnh giả decor nhà ở

Cây dừa cảnh giả decor nhà ở

Cây dừa cảnh trồng trong nhà

Cây dừa cảnh trồng trong nhà

Chậu cây dừa cảnh trồng trong nhà kích thước lớn

Chậu cây dừa cảnh trồng trong nhà kích thước lớn

Đặc điểm của cây dừa cảnh

Đặc điểm của cây dừa cảnh

Hình ảnh cây cau vàng

Hình ảnh cây cau vàng

Hình ảnh cây dừa cảnh với kích thước nhỏ

Hình ảnh cây dừa cảnh với kích thước nhỏ

Hình ảnh cây dừa cảnh

Hình ảnh cây dừa cảnh

Hình ảnh chậu cây dừa cảnh

Hình ảnh chậu cây dừa cảnh

Hình ảnh đẹp về cây dừa cảnh

Hình ảnh đẹp về cây dừa cảnh

Hình ảnh những bụi cây dừa cảnh

Hình ảnh những bụi cây dừa cảnh

Lợi ích của cây dừa cảnh

Lợi ích của cây dừa cảnh

Mẫu cây dừa cảnh đẹp

Mẫu cây dừa cảnh đẹp

Nhân giống cây dừa cảnh bằng phương pháp gieo hạt

Nhân giống cây dừa cảnh bằng phương pháp gieo hạt

Tác dụng của cây dừa cảnh

Tác dụng của cây dừa cảnh

Vị trí đặt cây dừa cảnh hợp phong thủy

Vị trí đặt cây dừa cảnh hợp phong thủy

Vị trí trồng cây dừa cảnh

Vị trí trồng cây dừa cảnh

Vườn ươm cây dừa cảnh

Vườn ươm cây dừa cảnh

Trên đây là kiến thức xoay quanh cây Dừa cảnh – Ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc. Hy vọng với những thông tin mà bài viết cung cấp đã, đang và sẽ giúp bạn trả lời hết tất cả những thắc mắc xoay quanh loài cây này. Còn chần chừ gì nữa mà không rinh ngay một em dừa cảnh để rước may mắn, tài lộc vào nhà.

Đã bao giờ bạn tự hỏi, tại sao các khu biệt thự, nơi công cộng hay những khu vực có sân vườn rộng thường trồng dừa cảnh để làm gì hay không? Liệu có phải chỉ đơn thuần là muốn tạo môi trường xanh mát, thoáng đãng hay do cây ít rụng lá nên bớt công dọn dẹp hay không? Đó thực chất chỉ là một trong vô số lí do khiến cây được ưa chuộng hơn các loài cây khác mà thôi. Để giúp bạn giải đáp hết các thắc mắc xoay quanh dừa cảnh, chúng tôi xin gửi đến bạn bài viết Cây Dừa cảnh – Ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc sau đây. Hãy đọc và tìm đáp án cho mình nhé.

Sending
User Review
0 (0 votes)

RELATED ARTICLES