asd
Trang chủSống khỏeThiết bị y tế - sức khỏeChỉ số đường trong máu và bảng chuyển đổi lượng đường trong...

Chỉ số đường trong máu và bảng chuyển đổi lượng đường trong máu

Ngày nay, với máy đo đường huyết, bạn có thể dễ dàng theo dõi chỉ số lượng đường trong máu của mình. Tuy nhiên, tùy theo lứa tuổi, giai đoạn của bệnh, mức độ của các biến chứng… mà chỉ số đường huyết của mỗi người sẽ khác nhau. Hiểu được mức độ chỉ số đường trong máu (chỉ số đường huyết) là chìa khóa trong việc chẩn đoán của bệnh đái tháo đường. Dưới đây là những thông tin cơ bản để bạn nắm bắt rõ hơn về các chỉ số, và cách tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa nhé.

Chỉ số đường trong máu

Hiểu được mức độ chỉ số đường trong máu (chỉ số đường huyết) là chìa khóa trong việc chẩn đoán của bệnh đái tháo đường. Dưới đây là bảng chỉ số đường huyết tiêu chuẩn của Hiệp hội Đái tháo đường Quốc tế dành cho những người mắc phải bệnh tiểu đường và không bị tiểu đường:

Mức mục tiêu theo loại Trước bữa ăn (sau bữa ăn trước) 2 giờ sau bữa ăn (sau bữa ăn)
Không bị tiểu đường 4,0 – 5,9 mmol / lít dưới 7,8 mmol / lít
Bệnh tiểu đường loại 2 4 – 7 mmol / lít dưới 8,5 mmol / lít
Bệnh tiểu đường loại 1 4 – 7 mmol / lít dưới 9 mmol / lít
Bệnh tiểu đường trẻ em w / loại 1 4 – 8 mmol / lít dưới 10 mmol / lít

Chỉ số đường huyết của người bình thường

Đối với đa số những người khỏe mạnh, chỉ số đường huyết bình thường là như sau:

  • Đường huyết bình thường trong cơ thể khoảng 4 mmol (4 mmol/L hoặc 72 mg/dL).
  • Khi hoạt động bình thường của cơ thể phục hồi chỉ số lượng đường trong máu ở khoảng 4,4 – 6,1 mmol/L (82 – 110 mg/dL).
  • Một khoảng thời gian ngắn sau khi ăn đường huyết có thể tăng tạm thời lên đến 7,8 mmol/L (140 mg/dL).

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường

  • Trước bữa ăn: 4 – 7 mmol/L (72 mg/dL – 128 mg/dL) cho những người bệnh có loại 1 hoặc loại 2.
  • Sau bữa ăn: dưới 9 mmol/L cho những người bệnh có loại 1 và 8.5mmol/L cho những người bệnh có loại 2.

Làm cách nào để xác định chỉ số đường huyết để chẩn đoán bệnh tiểu đường?

Các loại máy đo đường huyết chính xác, giá tốt

Có 2 cách để kiểm tra và chẩn đoán người nào đã mắc bệnh tiểu đường:

Kiểm tra chỉ số đường huyết trước khi ăn

Việc kiểm tra chỉ số đường huyết nên làm vào buổi sáng và bạn cần phải nhịn ăn sáng để kiểm tra, lượng đường trong máu sẽ như sau:

  • Đối với người bình thường: 4,0 – 5,9 mmol/l (70-107 mg/dl).
  • Đối với người tiền tiểu đường hoặc suy Glucose đường huyết: 6,0 – 6,9 mmol/l (108-126 mg/dl).
  • Chẩn đoán người bệnh tiểu đường: Hơn 6,9 mmol/l (126 mg/dl).

Kiểm tra lượng đường huyết sau khi ăn 2 giờ

  • Đối với người bình thường: dưới 7,8 mmol/l (140 mg/dl).
  • Đối với người tiền tiểu đường hoặc suy dung nạp glucose: 7,9-11,1 mmol/l (141 đến 200 mg/dl).
  • Chẩn đoán người bệnh tiểu đường: Hơn 11,1 mmol/l (200 mg/dl).

Xem thêm: 15 dấu hiệu cảnh báo bạn bị bệnh tiểu đường

Bảng chuyển đổi lượng đường trong máu

Lượng đường huyết thấp, chấp nhận được hay lượng đường huyết cao được tóm tắt bằng bảng dưới đây:

Bảng chuyển đổi lượng đường trong máu

Xem thêm: Cách chọn máy đo đường huyết tại nhà

Trên đây là những kiến thức cơ bản về chỉ số đường huyết, bảng chuyển đổi lượng đường trong máu cũng như các cách để kiểm tra xem bạn có đang bị mắc bệnh tiểu đường hay không. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn và bạn hãy ghé Trường Hải Tiến Giang thường xuyên để xem thêm nhiều kiến thức về máy thử tiểu đường khác nhé.

Nếu có nhu cầu tìm hiểu và dùng máy đo đường huyết, bạn vui lòng truy cập Trường Hải Tiến Giang để đặt mua sản phẩm hoặc liên hệ theo số hotline dưới đây để được hỗ trợ nhanh nhất. Trường Hải Tiến Giang cam kết Hàng chính hãng, Uy tín lâu năm, Dịch vụ Giao hàng & Bảo hành trên toàn quốc.

Trường Hải Tiến Giang – Mua Hàng Chính Hãng Online, Giá Tốt!

Ngày nay, với máy đo đường huyết, bạn có thể dễ dàng theo dõi chỉ số lượng đường trong máu của mình. Tuy nhiên, tùy theo lứa tuổi, giai đoạn của bệnh, mức độ của các biến chứng… mà chỉ số đường huyết của mỗi người sẽ khác nhau. Hiểu được mức độ chỉ số đường trong máu (chỉ số đường huyết) là chìa khóa trong việc chẩn đoán của bệnh đái tháo đường. Dưới đây là những thông tin cơ bản để bạn nắm bắt rõ hơn về các chỉ số, và cách tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa nhé.

Sending
User Review
0 (0 votes)

RELATED ARTICLES