Cây Cọ cảnh là một loại cây trồng khá phổ biến ở Việt Nam được ưa trồng ở các khu chung cư, căn hộ cao cấp, nhà ở hay văn phòng làm việc. Khác với những cây cọ thông thường, Cọ cảnh thường có kích thước nhỏ, kiểu dáng đẹp mắt. Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc cây cọ cảnh nhé.
I. Đặc điểm của cây Cọ cảnh
Cây Cọ cảnh hay còn được gọi là cây cọ lùn có tên khoa học là Rhapis Excelsa, là một loại cây thuộc họ cau, có thân khá mảnh khảnh. Cây Cọ cảnh là loài cây thân gỗ nhỏ, dáng cột có chiều cao khá khiêm tốn, chỉ khoảng 50cm đến 2m đổ lại. Quanh thân cây có nhiều vết sẹo do cành già rụng để lại. Cây Cọ cảnh vốn là loài cây có nguồn gốc từ vùng biển Caribe nổi tiếng, sau này được du nhập rộng rãi khắp thế giới, trong đó có Việt Nam.
Lá cây Cọ cảnh có màu từ xanh đến sẫm mọc trên cuống vừa dài vừa dài xòe rộng tựa như những chiếc quạt. Mép lá có hình răng cưa, đầu nhọn hoắt mềm dần về phía cuống lá. Khi còn nhỏ, Cọ cảnh là thực vật ưa bóng râm nhưng khi trưởng thành cây lại ưa sáng. Cây sinh trưởng và phát triển chậm, ưa ẩm, có nhu cầu nước khá cao. Cây có khả năng ra hoa, mọc phía dưới tán lá có dạng hình cầu, màu xanh.
II. Tác dụng của cây Cọ cảnh
Cây dễ chăm sóc, lớn chậm, các tán cọ to xòe ra xung quanh rất hợp thẩm mỹ với những ngôi nhà thiết kế hiện đại. Dáng cây đẹp nên có thể đặt tại nhiều vị trí khác nhau như phòng ăn, phòng khách hay sảnh chờ các Cty, quán café, khách sạn, khu nghỉ dưỡng…
Theo các nghiên cứu của NASA, cây Cọ cảnh đứng top 3 trong bảng xếp hạng những loại cây lọc không khí trong nhà. Cây có khả năng lọc các loại chất độc bay hơi, chất khí có hại như CO2, benzen hay các tia phóng xạ từ các thiết bị điện tử làm cho bầu không khí trở nên dịu mát.
Cây Cọ cảnh có khả năng xua đuổi ruồi muỗi, côn trùng và gián. Do đó, người ta thường trồng cọ ở các vị trí gần cửa sổ, cửa ra vào để tránh các loại côn trùng gây hại vào nhà.
III. Ý nghĩa phong thủy của cây Cọ cảnh
Trong phong thủy, cây cọ là một loại cây tốt, mang đến điềm lành cho người sở hữu. Lá cây to, xanh mượt xòe rộng giống như bàn tay hứng lộc, là biểu trưng cho sự thịnh vượng, may mắn vươn lên trong cuộc sống, giúp gia chủ làm ăn phát tài.
Cây Cọ cảnh còn được coi là một loại cây có tác dụng trấn tà thường được trồng ở khu vực cửa ra vào, cổng, hàng rào giúp xua đuổi tà ma và những khí xấu đồng thời thu hút vượng khí cho căn nhà.
Cây Cọ cảnh là loại cây của may mắn, hy vọng và điềm mừng. Tán cọ rộng và lớn gọi cho người ta cảm giác khoáng đạt, giúp sự nghiệp và cuộc sống của gia chủ có nhiều thăng tiến.
IV. Cách trồng và chăm sóc cây Cọ cảnh
Thông thường, cây Cọ cảnh thường được nhân giống bằng phương pháp gieo hạt. Khi hạt cọ nảy mầm thành cây con, có thể đem trồng trên đất hay trồng thủy sinh đều được. Cây cọ khỏe mạnh có sức sống tốt không cần quá tốn công chăm sóc, chỉ cần lưu ý một vài điểm sau đây.
1. Ánh sáng
Khi còn nhỏ, Cọ cảnh ưa bóng râm, trưởng thành thì ưa sáng do đó, tùy theo kích thước của cây mà người trồng cần điều chỉnh sao cho phù hợp. Với cây Cọ cảnh nhỏ, nên đặt cây trong nhà, tránh gần cửa kính cũng như các vị trí có ánh nắng trực tiếp thời gian dài làm héo lá hoặc cháy lá cây. Đối với cây trưởng thành, nếu trồng trong nhà cần chọn những nơi có nhiều ánh sáng như gần cửa sổ, cửa ra vào hay khu vực ban công.
2. Tưới nước
Cây Cọ cảnh có nhu cầu nước trung bình. Khi trồng trong chậu, không cần tưới quá nhiều nước, chỉ nên tưới khoảng 2-3 lần/ tuần với lượng nước vừa phải chỉ ẩm đất là được. Nếu tưới nhiều quá dễ làm cây bị úng nước.
3. Đất trồng
Để cây phát triển tốt nhất nên dùng loại đất thịt giàu các khoáng chất và dinh dưỡng. Nên trộn các loại mùn, trấu hoặc xơ dừa với đất để gia tăng thành phần dinh dưỡng, đảm bảo độ tơi xốp. Để cây xanh tốt, có màu xanh đẹp, có thể dùng phân bón NPK cho cây. Tuy nhiên, cần khống chế lượng phân vừa đủ để không ảnh hưởng đến chất lượng đất và làm chết cây.
4. Sâu bệnh
Cây Cọ cảnh ít bị sâu bệnh, thường sẽ mắc các bệnh như héo lá, đốm vàng, phấn trắng hay có rệp kí sinh trên lá. Khi phát hiện cần tiến hành cắt bỏ cành bệnh để tránh lây bệnh cho các cành lá khỏe khác.
V. Một số hình ảnh về cây Cọ cảnh
Cây Cọ cảnh được chia thành nhiều loại khác nhau có đặc điểm chung là dáng thấp, phát triển chậm, phù hợp để trồng cả trong nhà và ngoài sân. Dưới đây là một số hình ảnh về cây Cọ cảnh, mời bạn cùng tham khảo.
Ảnh cây cọ cảnh decor trang trí
Ảnh cây cọ ta cảnh
Ảnh cây cọ ta nhỏ để văn phòng
Ảnh chậu cây cọ cảnh đẹp nhất
Ảnh chậu cây cọ cảnh đề bàn
Các loại cây cọ cảnh
Cách chăm sóc cây cọ cảnh hiệu quả nhất
Cách trồng cây cọ cảnh đẹp
Cây cọ cảnh có tác dụng gì
Cây cọ cảnh để bàn
Cây cọ cảnh hợp mệnh gì
Cây cọ cảnh kèm tiểu cảnh để bàn
Cây cọ cảnh là cây gì
Cây cọ cảnh mini
Cây cọ cảnh thủy sinh
Cây cọ cảnh trang trí nội thất
Cây cọ cảnh trồng thủy sinh
Cây cọ cảnh trồng trong nhà
Cây cọ cảnh trồng trong vườn
Đặc điểm của cây cọ cảnh để bàn
Hình ảnh cây cọ cảnh
Hình ảnh cây cọ Nhật trang trí trong nhà
Hình ảnh đẹp nhất về cây cọ cảnh
Lợi ích của cây cọ cảnh
Mẫu trang trí văn phòng với cây cọ cảnh
Tác dụng của cây cọ cảnh
Trang trí không gian với cây cọ cảnh
Vị trí trồng cây cọ cảnh
Ý nghĩa phong thủy của cây cọ cảnh
Trên đây là bài viết Cây Cọ cảnh – Ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc hi vọng sẽ giúp ích được cho bạn. Nếu bạn đang có ý định trồng một cây phong thủy để bàn vừa cải tạo không gian sống vừa tăng cảm hứng làm việc thì đừng bỏ qua loài cây này. Chúc các bạn một ngày mới nhiều niềm vui.
Cây Cọ cảnh là một loại cây trồng khá phổ biến ở Việt Nam được ưa trồng ở các khu chung cư, căn hộ cao cấp, nhà ở hay văn phòng làm việc. Khác với những cây cọ thông thường, Cọ cảnh thường có kích thước nhỏ, kiểu dáng đẹp mắt. Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc cây cọ cảnh nhé.