Sắp tới đây, sẽ có tới 04 chính sách mới quan trọng về thuế dự kiến sắp ban hành. Vậy đó cụ thể gồm những chính sách nào? Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết [Ẩn]
- 1. Dự kiến giảm thuế GTGT đến hết 31/12/2024
- 2. Đề xuất gia hạn thời hạn nộp thuế với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước
- 3. Đề xuất gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thu nhập doanh nghiệp
1. Dự kiến giảm thuế GTGT đến hết 31/12/2024
Nội dung này được Bộ Tài chính lấy ý kiến tại dự thảo Nghị định quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT – VAT) theo Nghị quyết của Quốc hội.
Theo đó, chính sách giảm thuế GTGT theo dự thảo sẽ áp dụng từ ngày 01/7/2024 – hết ngày 31/12/2024.
Như vậy, nếu dự thảo được thông qua, việc giảm thuế GTGT sẽ tiếp tục làm sau khi làm xong chính sách này tại Nghị định 94/2023/NĐ-CP có thời gian áp dụng từ 01/01/2024 – 30/6/2024.
Về mức giảm thuế GTGT, vẫn kế thừa từ Nghị định 94/2023/NĐ-CP, mức giảm thuế GTGT theo dự thảo như sau:
– Với cơ sở kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Áp dụng mức thuế GTGT 8% với hàng hóa, dịch vụ.
– Với cơ sở kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu: Giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng khi xuất hóa đơn với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế. Trong đó, cơ sở kinh doanh bao gồm cả hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh.
Các loại hàng hóa được giảm thuế sẽ trừ các loại:
a) Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất. Chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
c) Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin. Chi tiết tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy, có thể thấy, về cơ bản, việc giảm thuế GTGT từ 01/7/2024 đến hết 31/12/2024 tương tự như chính sách này tại Nghị định 94/2023/NĐ-CP.
3 chính sách mới quan trọng về thuế dự kiến sắp ban hành (Ảnh minh họa)
2. Đề xuất gia hạn thời hạn nộp thuế với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước
Bên cạnh chính sách mới quan trọng về thuế dự kiến sắp ban hành liên quan đến thuế GTGT thì Bộ Tài chính tiếp tục lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước.
Trong đó, xe ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước có số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế thán 6, tháng 7, tháng 8 và tháng 9/2024 được gia hạn thời hạn nộp thuế. Thời gian gia hạn đến hết 20/11/2024 như sau:
Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế |
Thời gian gia hạn |
Tháng 6/2024 |
20/11/2024 |
Tháng 7/2024 |
|
Tháng 8/2024 |
|
Tháng 9/2024 |
Trong đó, thủ tục gia hạn được làm theo Điều 4 dự thảo như sau:
– Hồ sơ: Giấy đề nghị gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.
– Hình thức nộp: Bằng phương thức điện tử hoặc bản giấy trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
– Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Cơ quan thuế quản lý trực tiếp một lần cho toàn bộ các kỳ được gia hạn cùng với thời điểm nộp hồ sơ khai thuế tiêu thụ đặc biệt.
Nếu không nộp cùng với thời điểm nộp hồ sơ khai thuế tiêu thụ đặc biệt thì thời hạn nộp giấy đề nghị gia hạn chậm nhất là 20/11/2024. Khi đó, cơ quan thuế vẫn làm gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định.
Đặc biệt: Cơ quan thuế không phải thông báo cho người nộp thuế về việc chấp nhận gai hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt. Trong thời gian được gia hạn, cơ quan thuế không tính tiền chậm nộp với số tiền thuế được gia hạn.
Hàng loạt đề xuất mới về gia hạn thời hạn nộp các loại thuế (Ảnh minh họa)
3. Đề xuất gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thu nhập doanh nghiệp
Tiếp tục là một chính sách mới quan trọng dự kiến sắp được ban hành. Cụ thể, Bộ Tài chính đã ban hành dự thảo Nghị định đề xuất gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất năm 2024.
Theo đó, thời hạn nộp thuế như sau:
Với thuế giá trị gia tăng trừ thuế GTGT khâu nhập khẩu
– Gia hạn thời hạn nộp thuế với số thuế GTGT phát sinh phải nộp của kỳ tính thuế từ tháng 5 đến tháng 9/2024 nếu kê khai thuế GTGT theo tháng và kỳ tính thuế quý II và quý III năm 2024 nếu kê khai thuế GTGT theo quý được gia hạn với thời gian như sau:
- Số thuế GTGT của tháng 5/2024, tháng 6/2024 và quý II/2024: 05 tháng.
- Số thuế GTGT của tháng 7/2024: 04 tháng.
- Số thuế GTGT của tháng 8/2024: 03 tháng.
- Số thuế GTGT của tháng 9/2024 và quý III/2024: 02 tháng.
– Các doanh nghiệp, tổ chức thuộc đối tượng được gia hạn làm kê khai, nộp tờ khai thuế GTGT tháng, quý nhưng chưa phải nộp số thuế GTGT phải nộp phát sinh trên tờ khai đã kê khai. Thời hạn nộp thuế GTGT của tháng, quý được gia hạn như sau:
- Thời hạn nộp thuế GTGT của kỳ tính thuế tháng 5/2024, tháng 6/2024, tháng 7/2024, tháng 8/2024, tháng 9/2024: Chậm nhất 20/12/2024.
- Thời hạn nộp thuế GTGT của kỳ tính thuế quý II/2024, quý III/2024: Chậm nhất là ngày 31/12/2024.
– Nếu doanh, nghiệp tổ chức được gia hạn nộp thuế GTGT có chi nhánh, đơn vị trực thuộc khai thuế GTGT riêng với cơ quan thuế quản lý trực tiếp của chi nhánh, đơn vị đó thì chi nhánh, đơn vị trực thuộc cũng thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế GTGT…
Với thuế thu nhập doanh nghiệp: Việc gia hạn làm như sau:
– Gia hạn thời hạn nộp thuế với số thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) tạm nộp của quý II kỳ tính thuế TNDN 2024. Thời gian gia hạn là 03 tháng kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế TNDN.
– Nếu doanh nghiệp, tổ chức được gia hạn có chi nhánh, đơn vị trực thuộc làm khai thuế TNDN riêng với cơ quan thuế quản lý trực tiếp thì đây cũng thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế TNDN.
Trong đó, các đối tượng được gia hạn nêu tại Điều 3 dự thảo gồm:
– Doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân hoạt động sản xuất trong các ngành kinh tế: Nông lâm nghiệp và thủy sản; sản xuất, chế biến thực phẩm, dệt; chế biến gỗ, gia công cơ khí, xử lý và tráng phủ kim loại, xây dựng; xuất bản; sản xuất đồ uống; khai thác dầu thô, thoát nước và xử lý nước thải…
– Doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân hoạt động kinh doanh trong các ngành kinh tế: Vận tải kho bãi; dịch vụ lưu trú và ăn uống; giáo dục và đào tạo; hoạt động dịch vụ lao động và việc làm; hoạt động sáng tác, nghệ thuật, giải trí; hoạt động phát thanh, truyền hình; hỗ trợ khai khoáng…
– Doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân hoạt động sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được xác định theo Nghị định 111/2015/NĐ-CP và sản phẩm cơ khí trọng điểm được xác định theo Quyết định 319/QĐ-TTg ngày 15/3/2018.
– Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
4. Đề xuất số định danh cá nhân là mã số thuế cá nhân
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến về dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 105/2020/TT-BTC hướng dẫn về đăng ký thuế và Thông tư 19/2021/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.
Theo đó, dự thảo đã bổ sung quy định về việc dùng số định danh cá nhân là mã số thuế cá nhân. Cụ thể, bổ sung khoản 2a vào sau khoản 2 Điều 5 Thông tư 105/2020/TT-BTC:
Số định danh cá nhân được cấp theo quy định về pháp luật về Căn cước công dân là mã số thuế của cá nhân, đại diện hộ gia đình trừ trường hợp cá nhân kinh doanh dùng mã thuế thuế được cấp là mã số thuế 10 chữ số và được cấp mã số thuế 13 chữ số cho các địa điểm kinh doanh tiếp theo của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nếu kinh doanh tại nhiều địa điểm.
Các đối tượng được dùng số định danh cá nhân là mã số thuế cá nhân gồm:
- Cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế TNCN (trừ cá nhân kinh doanh).
- Cá nhân là người phụ thuộc theo quy định của pháp luật về thuế TNCN .
- Tổ chức, hộ gia đình và cá nhân khác có nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
Trên đây là tổng hợp 04 chính sách mới quan trọng về thuế dự kiến sắp ban hành.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.