asd
Trang chủPháp Luật3 việc phải làm sau khi đăng ký kinh doanh dạy thêm...

3 việc phải làm sau khi đăng ký kinh doanh dạy thêm từ 14/02/2025

LuatVietnam giúp bạn biết về những việc phải làm sau khi đăng ký kinh doanh dạy thêm từ 14/2/2025 theo quy định của pháp luật.

1. Đăng ký thuế lần đầu

Căn cứ Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC, hộ kinh doanh, doanh nghiệp sau khi đăng ký kinh doanh dạy thêm cần làm thủ tục đăng ký thuế lần đầu như sau:

Đối với hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh dạy thêm cần chuẩn bị các giấy tờ sau nộp tại Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực nơi đặt địa điểm kinh doanh:

– Tờ khai đăng ký thuế.

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (nếu có).

– Bản sao thẻ Căn cước công dân còn hiệu lực đối với cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam; bản sao hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân là người có quốc tịch nước ngoài hoặc cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam sinh sống tại nước ngoài.

Nếu có nhu cầu tư vấn thủ tục đăng ký kinh doanh dạy thêm, vui lòng liên hệ 0936 38 52 36. Chi phí tư vấn: 500.000 đồng

Đối với doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần chuẩn bị các giấy tờ sau nộp tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp:

– Tờ khai đăng ký thuế.

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Bản sao Căn cước công dân/Hộ chiếu của người đại diện pháp luật

– Giấy ủy quyền (nếu có): Nếu người đại diện theo pháp luật không trực tiếp nộp hồ sơ, cần có giấy ủy quyền cho người được ủy quyền làm việc này.

– Các giấy tờ khác (tùy trường hợp):

  • Quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán trưởng: Nếu doanh nghiệp đã có giám đốc, kế toán trưởng, cần cung cấp quyết định bổ nhiệm của họ.
  • Mẫu đăng ký phương pháp khấu hao tài sản cố định: Nếu doanh nghiệp có tài sản cố định, cần đăng ký phương pháp khấu hao tài sản cố định.
  • Tờ khai đăng ký hình thức kế toán và dùng hóa đơn: Doanh nghiệp cần đăng ký hình thức kế toán (kế toán Việt Nam hoặc kế toán quốc tế) và đăng ký dùng hóa đơn (hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn giấy).
  • Giấy đề nghị cấp mã số thuế: Doanh nghiệp cần điền thông tin vào mẫu Giấy đề nghị cấp mã số thuế và nộp cùng hồ sơ khai thuế ban đầu.

3 việc phải làm sau khi đăng ký kinh doanh dạy thêm từ 14/02/20253 việc phải làm sau khi đăng ký kinh doanh dạy thêm từ 14/2/2025 (Ảnh minh họa)

2. Niêm yết thông tin tại cơ sở dạy thêm

Theo quy định tại điểm b khoản 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT, cá nhân, tổ chức kinh doanh dạy thêm phải công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về:

  • Các môn học được tổ chức dạy thêm; thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp;

  • Địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm;

  • Danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm.

Mẫu niêm yết công khai là mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Thông tư 29.

Tải về Sửa/In biểu mẫu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

CÔNG KHAI THÔNG TIN VỀ TUYỂN SINH CÁC KHÓA HỌC THÊM
NĂM….

………………………………………………………………….(Tên cơ sở dạy thêm)

Địa chỉ: (ghi rõ địa chỉ cơ sở dạy thêm):……………………………………………

………………………………………………………………………………………

Điện thoại liên lạc: …………..…………………..(ghi số điện thoại hotline của cơ sở dạy thêm) trân trọng công khai thông tin tuyển sinh các lớp học thêm năm …………… của ………..……………………………………………………(Tên cơ sở dạy thêm) như sau:

1. Các môn học được tổ chức dạy thêm kèm theo thời lượng đối với từng môn học theo từng khối lớp: (liệt kê các môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông; Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông được tổ chức dạy thêm).

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

2. Địa điểm tổ chức các lớp học thêm: (ghi rõ địa chỉ nơi cơ sở dạy thêm tổ chức dạy thêm, học thêm)………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

3. Hình thức tổ chức dạy thêm, học thêm: ……………………………………… (ghi rõ hình thức tổ chức dạy thêm, học thêm).

4. Thời khóa biểu các lớp học thêm

5. Danh sách người dạy thêm

Stt

Họ và tên người dạy

Trình độ chuyên môn

Chuyên ngành đào tạo

Đơn vị công tác

Ghi chú

1

2

6. Mức thu tiền học thêm: ……………………………………(ghi rõ đơn giá và đơn vị tính).

3. Giáo viên trường công nộp báo cáo cho hiệu trưởng

Khoản 3 Điều 6 Thông tư 29 quy định, giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với Hiệu trưởng hoặc Giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm theo Mẫu số 03 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này:

Tải về Sửa/In biểu mẫu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HOẶC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO)

TRƯỜNG

_________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

________________________

……., ngày……tháng……năm……

Kính gửi: Hiệu trưởng Trường

Họ và tên giáo viên: ………………………………………………………………………………..

Môn học được phân công dạy học……………………………(tên môn học được phân công dạy học)

Trân trọng báo cáo với Hiệu trưởng Trường về việc tham gia dạy thêm ngoài nhà trường của tôi trong năm học như sau:

1. Môn học dạy thêm:…………………………………………………………………………….

2. Thời gian dạy thêm: (Ngày trong tuần, khung giờ, thời điểm bắt đầu dạy thêm).

3. Hình thức dạy thêm:…………………………………………………………………………..

4. Địa điểm dạy thêm:…………………………(ghi rõ địa chỉ, số điện thoại của cơ sở dạy thêm).

Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về những nội dung báo cáo nêu trên.

……, ngày …… tháng … năm …….

NGƯỜI BÁO CÁO

(Kí và ghi rõ họ tên)

Trên đây là những việc phải làm sau khi đăng ký kinh doanh dạy thêm từ 14/2/2025. 

Mời bạn đọc tham gia Group Zalo của LuatVietnam để cập nhật (Update) các thông tin mới nhất về Giáo dục và Đào tạo.Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.

Sending
User Review
0 (0 votes)

RELATED ARTICLES